MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Còng lưng" gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh?

30-07-2022 - 09:54 AM | Thị trường

"Còng lưng" gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh?

Các chủ tiệm bánh Trung thu handmade cho biết, họ phải dè chừng khi thay đổi giá cả hoặc chấp nhận lời ít đi và vẫn giữ mức giá vì ngại mất khách.

Nguyên liệu làm bánh Trung thu tăng giá so với các năm trước

Năm nay bão giá khiến chi phí cho phần nguyên liệu đầu vào để làm bánh Trung thu tăng. Do đó, nhiều đại diện đơn vị kinh doanh bánh Trung thu lớn cũng cho biết giá bánh bán ra thị trường sẽ cao hơn so với những năm trước. Còn trong khi đó, các địa kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ tỏ ra khá dè chừng trong việc thay đổi giá cả.

Chị Đỗ Thùy Linh (hiện đang sống tại Hà Nội) cho biết: "Mình kinh doanh bánh Trung thu handmade đã sang năm thứ tư. Phải thừa nhận là năm nay giá bột mì, dầu ăn, đường,... dù không rơi vào tình trạng "cháy hàng" nhưng đều tăng so với các năm trước. Theo mình thấy thì dầu ăn đã tăng giá từ 2-3 tháng trước, thịt lợn và mỡ đều tăng, trứng muối tăng giá tới 20%".

Còng lưng gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh? - Ảnh 1.
Còng lưng gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh? - Ảnh 2.

Giá bột mì, dầu ăn, đường,... để làm bánh Trung thu dù không rơi vào tình trạng "cháy hàng" nhưng đều tăng so với các năm trước. Ảnh: NVCC.


Cũng theo chị Linh thì các nguyên vật liệu làm bánh năm nay như giá thịt lợn mỗi ngày nhập về đều có 1 mức khác nhau. Nên khi làm và bán bánh ghi giá cũng rất đắn đo. Vì khách sẽ có sự so sánh với các năm trước.

Chị Nguyễn Thúy Phượng (sinh năm 1987) là bà chủ của tiệm Bếp Bà Thy ở Sài Gòn. Chị Phượng đã bán bánh Trung thu handmade được 8 năm. Năm gần đây nhất tổng kết mùa bánh bếp bán hơn 30 ngàn chiếc cho cả khách sỉ lẫn khách lẻ.

Thường mọi năm chị Phượng vẫn mở bán bánh Trung thu sớm trước 2 tháng để mọi người kịp chuẩn bị, hoặc ai chưa biết thì có thể đặt mua về ăn thử trước, rồi đến ngày Trung thu sẽ đặt bánh để biếu tặng người thân. Nhưng năm nay đặc biệt bếp nhà chị cũng mở bán bánh từ đầu tháng 6, sớm hơn rất nhiều so với mọi năm để những khách hàng ở xa có thể chủ động đặt bánh sớm nên bão giá cũng ảnh hưởng khá nhiều tới việc buôn bán của tiệm.

"Năm nay nguyên liệu bánh Trung thu tăng cao là tình hình chung và ai kinh doanh trong nghề bánh cũng biết. Nên tiệm mình cũng không ngoại lệ khi phải chịu mức phí nguyên liệu mỗi ngày 1 tăng. Nhất là càng cận ngày Trung thu thì chi phí nhập nguyên liệu càng cao", chị Phượng chia sẻ.

Vào thế khó: E ngại mất khách nên không tăng giá bán

Ưu điểm của dòng bánh Trung thu handmade là làm từ nguyên vật liệu tươi, mới, chất lượng, khách đặt đến đâu sẽ làm đến đó để đảm bảo thành phẩm khi đến tay người dùng luôn là bánh mới. Chính vì điều này mà mức giá nguyên liệu khi làm cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều, theo từng ngày nhập vào.

Chưa kể đặc thù của dòng bánh Trung thu handmade là phần lớn phục vụ cho khách hàng thân quen nên nhiều gia đình hoặc người kinh doanh rất ngại chuyện tăng giá. Chưa kể các dòng bánh chủ yếu sản xuất là dòng bánh Trung thu truyền thống. Chính vì thế, các địa chỉ bánh bánh Trung thu handmade đều cho rằng, có thể chấp nhận lời ít đi và vẫn giữ mức giá như mọi năm thì tốt nhất vì e ngại mất khách khi tăng giá đột ngột.

Còng lưng gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh? - Ảnh 3.
Còng lưng gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh? - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Diệu Phúc - một địa chỉ online bán bánh Trung thu handmade ở Đồng Tháp chia sẻ đang rất đau đầu và buộc phải "tính kế" để giữ chân khách hàng. Ảnh: NVCC.

Chị Nguyễn Diệu Phúc - một địa chỉ online bán bánh Trung thu handmade ở Đồng Tháp chia sẻ đang rất đau đầu và buộc phải "tính kế" để giữ chân khách hàng. "Mình kinh doanh bánh Trung thu handmade cũng được hai năm. Năm ngoái thì vướng dịch bệnh còn năm nay thì là giá nguyên vật liệu tăng cao. Dù thế thì năm nay mình vẫn cố gắng giữ giá bán cũ như năm ngoái. Bởi mình đang kinh doanh ở vùng quê, nên giá cao quá khách cũng ngại mua, đành cố mà khắc phục".

Được biết, khách mua bánh của chị Phúc chủ yếu chuộng loại bánh Trung thu kiểu truyền thống, nhân thập cẩm. Hiện, mỗi ngày chị làm khoảng trên dưới 100 chiếc, chủ yếu theo đơn đặt hàng, dự kiến từ giờ đến hết tháng, số lượng đơn đặt hàng và khách mua lẻ sẽ tăng đáng kể. Cứ với tình hình này, chị Phúc cũng đánh giá thị trường bánh Trung thu năm nay rất khả quan.

Còng lưng gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh? - Ảnh 5.
Còng lưng gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh? - Ảnh 6.

Được biết, khách mua bánh của chị Phúc chủ yếu chuộng loại bánh Trung thu kiểu truyền thống, nhân thập cẩm. Hiện, mỗi ngày chị làm khoảng trên dưới 100 chiếc, chủ yếu theo đơn đặt hàng. Ảnh: NVCC.

Cũng đồng quan điểm với chị Phúc, chị Phượng quyết định sẽ giữ nguyên mức giá bán lẻ cho khách chứ không tăng giá. Và mức giá này đã duy trì năm nay là năm thứ 4. "Mình muốn giữ mức giá như cũ, không tăng nhằm tri ân và cảm ơn các khách hàng sau 1 năm dịch bệnh vẫn quay lại ủng hộ.

Còn giả sử có tăng giá thì mình nghĩ khách của tiệm mình cũng hiểu và thông cảm chứ không làm khó dễ đâu. Bởi khách hàng hiện tại thông thái lắm, họ có thể chấp nhận giá cao hơn chút, nhưng đổi lại được chất lượng mong muốn thì vẫn rất vui vẻ đón nhận. Nhưng đấy chỉ là giả sử vì bếp nhà mình sẽ không tăng giá".

Còng lưng gánh phí đầu vào, bánh Trung thu handmade liệu có tăng giá mạnh? - Ảnh 7.

Còn chị Phượng muốn giữ mức giá như cũ, không tăng nhằm tri ân và cảm ơn các khách hàng sau 1 năm dịch bệnh vẫn quay lại ủng hộ. Ảnh: NVCC.

Chị Hà My đang sở hữu một bếp nhỏ làm bánh Trung thu cổ truyền ở Hà Nội cũng chia sẻ: "Cô chú mình làm và bán bánh Trung thu cũng vì nhớ ông bà, giữ nghề từ thời cụ đến nay. Tới đời mình cũng là đời thứ 3 rồi, phục vụ chủ yếu cho hàng xóm láng giềng và khách quen. Mấy năm nay giá bánh nhà mình không tăng, mặc dù giá nguyên vật liệu có thay đổi. Vì chủ yếu vẫn là phục vụ khách quen, người này giới thiệu cho người kia, nên lấy công làm lãi thôi. Khách đa phần là người lớn tuổi, 4-5 năm nay mới thêm khách là người trẻ. Giá cả thay đổi chút là cũng hơi khó nói với các cụ nên bếp nhà mình vẫn trung thành với mức giá cũ, không tăng".

Có thể thấy, dù giá nguyên liệu tăng nhưng các địa chỉ bánh Trung thu handmade vẫn đang cố gắng giữ nguyên giá bán so với năm ngoái để chiếc bánh đến tay khách hàng được tròn vị và lan tỏa tình yêu thương nhiều nhất.

Theo Hồng Nhung

Phụ nữ Việt nam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên