Công nghệ cao giúp "xoá sổ" một vấn đề lớn trên tuyến cao tốc 147.000 tỷ đồng đóng góp hơn 60% GDP Việt Nam
Một công nghệ cao được ứng dụng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam.
- 04-04-2024File RAR này đã tấn công streamer Độ Mixi: Không chỉ 1, Độ Mixi đã nhiễm ít nhất 20 loại mã độc khác nhau
- 04-04-2024Hơn 600 vụ lừa đảo công nghệ thủ đoạn tinh vi chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng, công an đã bắt 377 đối tượng
- 04-04-2024Tìm kiếm bằng AI của Google sẽ không còn miễn phí
Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho biết với tiến độ triển khai các dự án như hiện nay, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025. Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông được quy hoạch từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) tới TP. Cà Mau với chiều dài 2.063km.
Toàn bộ quá trình tuyến cao tốc được chia làm nhiều giai đoạn, giai đoạn 2017 – 2020 đầu tư 654km với tổng mức vốn 118.716 tỷ đồng, giai đoạn 2021 – 2025 đầu tư 729km với tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng.
Tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông được xác định là hành lang xương sống quốc gia trong thời kỳ mới. Việc đầu tư, đưa vào khai thác toàn tuyến sẽ tạo động lực, sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thực hiện thực hiện các mục tiêu lớn đã đề ra.
Hành lang vận tải trên trục Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng: Kết nối Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua địa phận 32 tỉnh, thành phố, tác động đến 62,1% dân số, đóng góp 65,7% GDP Việt nam, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển (loại I, II), 75% các khu kinh tế, đặc biệt kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và ĐBSCL), kết nối với 16/23 cảng hàng không với 91% lưu lượng hành khách.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải thống nhất chủ trương về phương án đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống kiểm tra tải trọng trên các tuyến cao tốc thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông được Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng.
Theo đó, công nghệ hệ thống cân tự động sẽ được áp dụng giúp kiểm soát, ngăn ngừa tối đa việc xe quá tải lưu thông, bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó có hệ thống đường bộ cao tốc.
Về mô hình, Bộ Giao thông vận tải thống nhất với đề xuất sử dụng hệ thống cân tự động hoạt động được ở tốc độ thấp và tốc độ cao, đạt cấp chính xác tối thiểu F10 theo quy định của pháp luật về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và đáp ứng quy định tại quy chuẩn về trạm kiểm tra tải trọng xe.
Hệ thống hoạt động theo nguyên tắc, khi xe qua hệ thống cân, nếu phát hiện quá tải sẽ được hệ thống báo hiển thị tự động trên màn hình điện tử; lái xe có trách nhiệm đưa xe ra khỏi đường cao tốc thông qua tuyến nhánh rẽ phải xuống đường gom hoặc đường nhánh được đầu tư xây dựng dành riêng cho xe quá tải bị từ chối cung cấp dịch vụ đi lại trên đường cao tốc.
Hệ thống kiểm tra tải trọng được lắp đặt tại nơi có khả năng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có, đảm việc kiểm soát tải trọng xe được hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo đảm an toàn; thiết bị được lắp đặt hoặc bố trí tại tất cả các lối vào đường cao tốc đảm bảo kiểm soát toàn bộ các dòng xe ra vào tuyến. Số làn xe được bố trí cân kiểm tra tải trọng tùy thuộc vào lưu lượng xe vào của nhánh đó, số làn đường của nhánh.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc Nam phía Đông. Tuy nhiên, hiện mới có 6 trạm đã đầu tư đưa vào khai thác, 3 trạm đang đầu tư và 27 trạm chưa đầu tư. Trong số này, trạm có quy mô lớn nhất rộng hơn 13 ha mỗi bên; trạm có quy mô nhỏ nhất là 2,5 ha mỗi bên.
Các hạng mục công trình cơ bản của mỗi trạm dừng nghỉ gồm: Các công trình dịch vụ công được cung cấp miễn phí (bãi đỗ xe, không gian nghỉ ngơi, phòng nghỉ tạm thời cho lái xe, khu vệ sinh, nơi cung cấp thông tin), khu vực phục vụ ăn uống, giải khát; khu vực giới thiệu và bán hàng hóa; trạm cấp nhiên liệu; trạm sạc điện; xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.