MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nghệ xanh cho cuộc sống trong lành

09-09-2021 - 08:00 AM | Bất động sản

Công nghệ xanh cho cuộc sống trong lành

Trước hệ lụy bức thiết mà biến đổi khí hậu đặt ra cho môi trường sống, chúng ta cần dành nhiều sự quan tâm hơn đến các công nghệ môi trường nhằm duy trì sự phát triển bền vững của đô thị.

Tác động vật lý của biến đổi khí hậu lên các thành phố ngày càng gia tăng và trở nên quan trọng không chỉ với cư dân mà còn với các nhà đầu tư bất động sản. Trong một báo cáo về tác động của thời tiết khắc nghiệt tới giá trị của bất động sản gần đây, Savills đã lên tiếng báo động tình trạng rủi ro mà các thành phố trên toàn cầu đang gặp phải.

Những ý tưởng sáng tạo giảm thiểu rủi ro thay đổi khí hậu

Cũng theo các chuyên gia Savills, hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu sẽ dẫn đến sự gia tăng chi phí trong phát triển đô thị, như chi phí bảo trì, bảo hiểm, vận hành...

Tại Paris (Pháp), từ năm 2017, đã đề ra kế hoạch biến 761 trường học của thành phố thành ốc đảo xanh để tạo nhiệt độ mát mẻ hơn. Với mục tiêu đến năm 2040 là tất cả trường học trên lãnh thổ được tân trang lại với mái nhà rợp cây xanh, thiết bị hứng nước mưa, đài phun nước làm mát và trồng nhiều cây xanh.

Xử lý môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững

TP.HCM đang đứng trong top 10 thành phố thế giới có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Các kịch bản dự báo chỉ ra rằng hàng triệu công dân tại thành phố sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng các hiện tượng khí hậu thường xuyên và khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán và bão nhiệt đới đến năm 2050.

Đã đến lúc các nhà phát triển đô thị tại TP.HCM tính đến các giải pháp môi trường bền vững nhằm hạn chế tác động biến đổi khí hậu cũng như mang đến không gian sống trong lành hơn cho cư dân. Trong số các dự án hiện hữu, khu đô thị Celadon City (Q. Tân Phú) là điển hình tiêu biểu về việc ứng dụng các công nghệ xanh để xử lý môi trường.

Công nghệ xanh cho cuộc sống trong lành - Ảnh 1.

Hệ thống điện mặt trời của CSRC là bước đầu tiên trong chiến lược dài hạn của Gamuda Land ứng dụng năng lượng tái tạo cho toàn khu Celadon City rộng 82ha.

Là "tác phẩm" của nhà kiến tạo đô thị xanh hàng đầu đến từ Malaysia - Gamuda Land, điều ấn tượng ở dự án "lá phổi xanh" lớn bậc hàng đầu khu Tây này là dành đến hơn 16 ha (tương đương với 20% quỹ đất) để phát triển công viên cảnh quan và tiện ích nội bộ. Ngoài ra, Celadon City còn tiên phong ứng dụng các công nghệ xanh hiện đại để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị.

Đầu tháng 5 vừa qua, Gamuda Land đã hợp tác với Indefol Solar lắp đặt và đưa vào hoạt động hệ thống điện mặt trời tại khu phức hợp Câu lạc bộ thể thao và nghỉ dưỡng Celadon (CSRC) với quy mô 1.677 tấm pin, chiếm 4.800m2 diện tích bề mặt. Hệ thống có khả năng tạo ra sản lượng điện trung bình khoảng 2.800 kwh/ngày, lượng điện tạo ra không những đủ để vận hành toàn khu CSRC và văn phòng Gamuda Land, mà còn dôi dư để cung cấp cho lưới điện quốc gia.

Để xử lý vấn đề nước thải đô thị, ngay từ khi quy hoạch Gamuda Land đã đầu tư cho Celadon một trong những hệ thống xử lý nước thải (STP) quy mô hàng đầu TP.HCM. Với công suất xử lý tối đa 7.000m3 nước/ngày, hệ thống sử dụng công nghệ xử lý sinh học AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic) 7 giai đoạn an toàn và thân thiện với môi trường. Nhà máy có khả năng xử lý toàn bộ nguồn nước thải từ khu đô thị, lọc lại qua hệ thống chạy liên tục 24/7. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008 của Bộ Tài nguyên – Môi trường, góp phần giảm ô nhiễm cho các kênh thoát nước của khu vực quận Tân Phú. Ngoài ra, nhà máy còn được trang bị hệ thống quan trắc tự động, liên tục truyền tín hiệu trực tiếp về Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM.

Công nghệ xanh cho cuộc sống trong lành - Ảnh 2.

Chiếm diện tích gần 2 ha, hệ thống xử lý nước thải của Celadon City là một trong những hệ thống lớn tại TP.HCM hiện nay.

Hướng tới xây dựng Celadon City trở thành khu đô thị tự hành thực thụ, thoả mãn các tiêu chuẩn đô thị thông minh và thân thiện môi trường của thế giới, chủ đầu tư Gamuda Land cũng đang từng bước ứng dụng Công nghệ xử lí rác thải hữu cơ 6R tân tiến với quy trình 6 bước vài khu đô thị. Hệ thống gồm xe điện thu gom rác và nhà máy xử lý rác thải hữu cơ không phát thải CO2. Toàn bộ rác thải hữu cơ trong dự án sẽ được thu gom bằng xe điện, chuyển hoá thành điện năng và dùng chính điện được tạo ra để sạc ngược lại cho xe. Công nghệ xử lý này giải quyết được các bài toán về thời gian, không gian và ô nhiễm môi trường. Quy trình xử lý rác thải hữu cơ còn giúp tạo ra phân composite để nuôi dưỡng mảng xanh dự án. Toàn bộ quy trình khép kín nhằm hạn chế đến mức tối đa rác thải từ khu dân cư ra môi trường ngoài.

Công nghệ xanh cho cuộc sống trong lành - Ảnh 3.

Nhà kiến tạo đô thị đến từ Malaysia cũng đã bắt đầu ứng dụng Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tân tiến được ưa chuộng tại các nước phát triển vào Celadon City.

Với những hệ quả ngày càng trầm trọng của biến đổi khí hậu lên không gian sống đô thị, rõ ràng việc đầu tư cho môi trường không còn là một lựa chọn mà là giải pháp tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị. Bên cạnh những quyết sách mang tầm vĩ mô của Chính phủ, cần lắm sự chủ động chung tay của các nhà phát triển dự án bất động sản như cách mà Gamuda Land đang làm, để có thể mang lại hiệu quả đồng bộ và dài lâu cho tiến trình đô thị hóa.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên