MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công thức “3 nhiều 3 ít” để hạ Axit Uric trong máu: Người trẻ hay già đều nên quan tâm

15-02-2020 - 10:30 AM | Sống

Khi mức axit uric trong máu cao trong thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh tim mạch, tiểu đường, thậm chí bệnh thận sẽ tấn công bạn.

Người bị triệu chứng tăng axit uric máu xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Mức axit uric cao có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có bệnh gút. Khi mức axit uric tăng cũng gây ra nguy cơ xuất hiện một số bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.

Theo số liệu về bệnh này ở Trung Quốc, có khoảng 200 triệu bệnh nhân bị axit uric và số người mắc vẫn đang tăng với tốc độ 9,7% mỗi năm. Do đó, bệnh Gout (gút) do axit uric tăng cũng đã trở thành bệnh chuyển hóa lớn thứ hai sau bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, tác hại do axit uric cao gây ra không chỉ là bệnh gút. Thận cũng có thể bị ảnh hưởng và sinh bệnh mà mọi người không biết. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến suy thận.

Sau đây là công thức 3 nhiều, 3 ít mà mỗi người đều nên tham khảo để sớm ngăn ngừa chứng axit uric cao.

 Công thức 3 nhiều 3 ít để hạ Axit Uric trong máu: Người trẻ hay già đều nên quan tâm - Ảnh 1.

Công thức 3 nhiều

1, Uống nhiều nước hơn

Nghiên cứu cho thấy có từ khoảng 65% đến 70% cơ thể con người là nước, vì vậy uống nước đúng cách là việc rất quan trọng để giảm nồng độ axit uric.

Trong khi uống nước, tốt nhất là nên kết hợp uống thêm một số loại thảo dược phù hợp, cách này cũng có thể giúp chúng ta tự điều chỉnh nồng độ axit uric. Ví dụ như trà hoa cúc.

Trà hoa cúc được Đông y đánh giá là giàu choline, là một chất cần thiết để giảm axit uric. Bổ sung một lượng thích hợp hàng ngày không chỉ có thể ức chế chuyển đổi purine thành axit uric, làm giảm sự kết tủa của tinh thể axit uric, mà còn làm giảm gánh nặng chuyển hóa trên thận, ngăn ngừa bệnh gút và suy thận.

2, Chơi thể thao, vận động nhiều hơn

Tập thể dục thể thao cũng là một cách quan trọng để giúp cơ thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric.

Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng chuyển hóa chất độc và axit uric, từ đó có thể cải thiện tình trạng tăng axit uric máu, tập thể dục cũng có thể làm tăng tiêu thụ chất béo, giảm hoặc có thể ngăn ngừa béo phì và ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng tăng axit uric máu ở một mức độ nhất định.

Nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ nhanh, bơi lội, chạy bộ, thái cực quyền…, tốt nhất nên tập thể dục hàng ngày và làm cho cơ thể ra mồ hôi nhẹ mà không làm hỏng cơ thể trong quá trình tập luyện.

3, Số lần khám sức khỏe nên nhiều hơn

▪ Xét nghiệm axit uric máu: Xét nghiệm axit uric máu được thực hiện 3 đến 5 tuần một lần.

▪ Xét nghiệm chỉ số Creatinine huyết thanh, nitơ urê: nó có thể phản ánh chức năng thận của bạn đang ở trạng thái ra sao.

▪ Siêu âm thận: Bạn không chỉ có thể biết thận của mình có bị tổn thương hay không, mà còn có thể giúp bác sĩ dùng làm căn cứ để kê đơn các loại thuốc hạ axit uric trong trường hợp cần thiết.

Công thức 3 ít

1, Ăn ít thịt

Thịt thường chứa nhiều purin, ví dụ như thịt lợn, rất giàu purin và nhiều chất béo, không có lợi cho sự ổn định của nồng độ axit uric.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, lượng thịt đỏ mà mỗi người có thể ăn hàng ngày không nên vượt quá 50g và lượng thịt các loại nên được kiểm soát trong vòng 150g.

Cố gắng ăn những phần có hàm lượng purine thấp, như chân giò và sườn lợn, chế biến đơn giản.

2, Uống ít rượu

Việc uống rượu sẽ sinh ra Axit lactic, có thể làm ức chế sự bài tiết axit uric và làm tăng nồng độ axit uric.

Khi rượu được phân giải và đào thải, cơ thể sẽ cần tiêu thụ một lượng nước lớn, điều này cũng làm tăng nồng độ axit uric và tăng sự hình thành các tinh thể urate trong cơ thể.

Đặc biệt là việc uống bia, chất vitamin B1 có trong bia được xem là "chất xúc tác" cho sự phân hủy nucleotide purine. Phản ứng hóa học giữa hai loại này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

3, Uống ít đồ uống có ga, nước ngọt chế biến sẵn

Vị ngọt của đồ uống có ga bán sẵn chủ yếu đến từ fructose (đường).

Tác dụng của fructose đối với axit uric cũng giống như thịt đỏ, có thể làm tăng sản xuất axit uric và tích tụ chất béo, đồng thời cũng làm tăng kháng insulin và giảm bài tiết axit uric, do đó làm tăng nồng độ axit uric.

Ngay cả khi bạn uống nước ép trái cây có chứa fructose thì vẫn cần phải chú ý. Trong tài liệu "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc" nói rằng lượng trái cây hàng ngày cho mỗi người không nên vượt quá 400g.

Những trường hợp cần thiết, nên điều trị bằng thuốc

Những trường hợp sau đây nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ và có thể cần phải sử dụng thuốc để điều chỉnh lượng axit uric trong máu.

▪ Axit uric huyết thanh> 540 μmol/L, ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng, nên bắt đầu điều trị bằng thuốc.

▪ Một khi bạn bị chẩn đoán bệnh thận gút mạn tính, nên bắt đầu điều trị bằng những cách chưa phải dùng thuốc. Nếu không có tác dụng, nên bắt đầu điều trị bằng thuốc dựa theo mức độ axit uric và bệnh lý đi kèm (nếu có).

▪ Bệnh nhân bị tổn thương thận và sỏi thận do axit uric có axit uric huyết thanh> 480 mmol/L nên bắt đầu điều trị bằng thuốc với mục tiêu điều trị là <360 mmol/L.

▪ Những người có chuyển hóa glucose bất thường, những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, suy tim,… có mức axit uric máu > 480 mol/L, cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bắt đầu điều trị bằng thuốc.

*Theo Health/TT

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên