Công trường đào móng thi công khiến tòa nhà 6 tầng liền kề bị lún và nứt nẻ, 130 người phải sơ tán khẩn cấp
Theo Sohu, vào năm 2011, 130 cư dân của một tòa nhà dân cư tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc phải sơ tán khẩn cấp khi công trường bên cạnh thi công khiến nơi ở của họ bị sụt lún nghiêm trọng.
- 07-09-2023Con có hơn 50 triệu đồng mua iPhone, cha mẹ vội báo cảnh sát: Đòi được tiền nhưng có một thứ không thể lấy lại
- 06-09-2023Bán nhà lấy 1,6 tỷ đồng lên phố sống, sau 15 năm tôi "hối hận" vì cùng số tiền không "an cư" nổi ở quê
- 05-09-2023Phát hiện 2 người đàn ông “lén lút” mua 20 kg vàng, công an địa phương thành lập ban chuyên án “truy quét”, triệt phá băng nhóm lừa đảo 15 người
Năm 2011, một vụ trượt lở phần mái dốc xảy ra tại công trường thuộc Ban Dự án xây dựng Công trình số 6 tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Vụ việc này đã gây ra các vết nứt và hiện tượng sụt lún nền móng ở tòa nhà liền kề. Đến ngày 8/10/2011, nền móng của tòa nhà dân cư thuộc Cục khảo sát địa chất tỉnh Cam Túc - số 525, đường Đông Cang Tây, thành phố Lan Châu đã bị sập. Hơn 130 cư dân tại đây đều đã được sơ tán. Các cơ quan liên quan sau đó đã vào cuộc điều tra vụ việc.
Cụ thể, theo Sohu, sáng 12/10/2011, phóng viên đưa tin tại công trường Ban Dự án xây dựng Công trình số 6 tỉnh Cam Túc có 1 lượng lớn đất, đá từ tòa chung cư bên cạnh “xuyên” qua lớp mái dốc xi măng ùn ra phạm vi của công trường. Theo quan sát, tòa chung cư này chỉ cách công trường khoảng 3m, đã xuất hiện nhiều vết nứt, nền móng bị sụt sâu khoảng 2m.
Phía nam của tòa chung cư là nhà khách của Cục khảo sát địa chất của tỉnh cũng xuất hiện nhiều vết nứt trên tường ngoài, điểm rộng nhất lên tới 5 cm.
Một nhân viên tại đây cho biết, tòa nhà này được xây dựng vào năm 1986. Sự việc đáng tiếc này xảy ra có lẽ là do phần móng đang đào ở công trường bên cạnh không được xử lý đúng cách. Dẫn tới nền móng của khu dân cư này bị sụt lún, và khiến nhiều vết nứt cũng xuất hiện ở tòa nhà khách gần đó.
Nhân viên này cũng cho biết vào sáng ngày 8/10/2011, họ phát hiện những vết nứt nhỏ ở góc tầng 4. Vết nứt tiếp tục lan rộng trong sau 2 ngày, gạch lát sàn cũng đã bị bong ra từng mảnh. Đến chiều ngày 12, tòa nhà được phong tỏa và treo khẩu hiệu nhắc nhở người dân tránh xa khu vực nguy hiểm. 24 hộ dân tại đây đều đã được sơ tán, không có thương vong xảy ra.
Các công nhân thi công của công trường cũng tạm thời khắc phục tình trạng sụt lún bằng đất đá, đồng thời gia cố khu vực ngoại vi chống sụt lún bằng khung thép. Ngoại trừ nhân viên khảo sát hiện trường, những ai không phận sự đều bị cấm vào. Về kết quả khảo sát trong ngày, các chuyên gia cho biết toàn bộ tòa nhà nghiêng về phía Nam nhưng không đáng kể. Gạch, bùn và đá bị sập chất đống trên công trường cạnh khu dân cư như một ngọn đồi.
Người dân ở đây cho biết tòa chung cư xảy ra sụt lún có tổng 6 tầng, có khoảng 130 người tương ứng với 24 hộ gia đình đang sinh sống. Vì cư dân được thông báo sơ tán kịp thời nên không gây tổn thất về người. Ngày 8/10, khi có thông báo tòa nhà dân cư có nguy cơ sập, người dân được bố trí sinh sống tại một tòa nhà khác tại Nhà khách Cục Khảo sát Địa chất của tỉnh. Vào ngày 9 và 10/10, họ được bố trí ở trong một khách sạn thương mại dưới sự sắp xếp của Ban Dự án xây dựng Công trình số 6 tỉnh Cam Túc. Đến ngày 11, người dân được sắp xếp ở tại nhà khách của Cục Khảo sát Địa chất.
Sau khi sự việc xảy ra, nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của việc thi công công trường bên cạnh. Cục Xây dựng Nông thôn và Đô thị Lan Châu cùng các sở ban ngành khác đã nhanh chóng vào cuộc điều tra và giải quyết vụ việc.
Câu chuyện này cũng là lời nhắc nhở cho các cá nhân hay đơn vị thi công công trình cần phải nghiên cứu kỹ và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện. Hiện nay, nhiều vụ đào móng công trình, móng nhà gây sụt lút, nứt nẻ, hư hại thậm chí sập nhà của các công trình, nhà cửa liền kề, khu vực lân cận xảy ra ngày càng nhiều. Trong đó, nguyên nhân phần lớn đến từ việc phương pháp thi công chưa phù hợp, đơn vị thi công không khảo sát kỹ, không có biện pháp thi công thích hợp, không lên phương án thi công an toàn...gây thiệt hại về người và của rất nghiêm trọng.
Để tránh tình trạng trên, các bên thi công nên tìm hiểu kỹ hiện trạng khu vực thi công và các khu vực xung quanh để đưa ra phương án triển khai phù hợp nhất, đồng thời cần bàn đến những vấn đề có thể phát sinh. Các chuyên gia về chất lượng xây dựng cũng khuyên người dân nên chọn phương pháp thi công phù hợp để bảo đảm an toàn cho nhà bên cạnh, tránh những tình huống không mong muốn xảy ra.
Nếu quá trình xây nhà, đào móng làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, gây tình trạng nghiêng, sụt, lún. Bên thi công và gia chủ cần dừng lại, khắc phục hậu quả và có trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trong trường hợp hai bên đã ngồi lại thỏa thuận nhưng không có kết quả, bên bị hại hoàn toàn có thể đâm đơn khởi kiện.
(Theo Sohu)
Phụ nữ số