Công ty dầu khí hàng đầu châu Âu rút khỏi Nga
Một trong những công ty dầu khí hàng đầu châu Âu - Wintershall, công bố kế hoạch rút hoàn toàn hoạt động kinh doanh khỏi Nga.
- 27-04-2023Cơ trưởng Jerome Powell và chuyến bay hạ cánh nền kinh tế: Các nhà đầu tư hãy thắt chặt đai an toàn!
- 26-04-2023Cổ phiếu một ngân hàng lao dốc 90% gây báo động ở Washington: Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- 26-04-2023Một chỉ số giảm 12 tháng liên tiếp cảnh báo nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái sau vài tháng nữa
“Chúng tôi không còn thấy bất kỳ triển vọng nào cho quan hệ đối tác năng lượng với Nga trong tương lai gần. Chúng tôi đã thực hiện các bước thích hợp trong những tuần qua”, Giám đốc điều hành công ty năng lương Wintershall Mario Mehren cho hay.
Ông Mario Mehren cho biết công ty đang nghiên cứu các phương án thoái vốn khỏi tài sản ở Nga và đưa nhân sự khỏi nước này.
Theo vị này, văn phòng của công ty ở thành phố St. Petersburg hiện chỉ còn chưa đến 50 người và nhân viên ở những nơi khác ở Nga cũng bị cắt giảm.
Giám đốc điều hành Mario Mehren cũng lưu ý rằng quá trình rời Nga cần nhiều thủ tục, hiện chưa thể xác định chính xác thời gian hoàn thành.
Wintershall tuyên bố ý định rời khỏi Nga vào tháng 1. Không giống như một số công ty năng lượng phương Tây, bao gồm cả TotalEnergies của Pháp, Wintershall từ chối rời khỏi Nga sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát với lý do lợi ích của công ty tại Nga.
Wintershall là công ty thuộc tập đoàn hóa chất BASF của Đức. Phần lớn công ty thuộc sở hữu của BASF có mối quan hệ sâu sắc với Nga, bao gồm cả cổ phần trong đường ống dẫn khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) và liên doanh với Gazprom. Theo ông Mario Mehren, rút khỏi các dự án mỏ khí đốt của công ty Wintershall ở Siberia là quyết định rất khó khăn.
Wintershall dự kiến ghi nhận khoản lỗ 5,3 tỷ euro (5,8 tỷ USD) từ việc giải thể các liên doanh ở Nga. Các hoạt động tại Nga của gã khổng lồ năng lượng này chiếm hơn một nửa sản lượng trên toàn thế giới.
Theo Giám đốc điều hành Mario Mehren, Wintershall cũng đang xem xét việc nộp đơn yêu cầu bảo hiểm và bảo lãnh đầu tư liên bang để bù đắp tổn thất tài chính.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga từ khi xung đột bùng phát ở Ukraine, trong đó có các hạn chế liên quan lĩnh vực năng lượng. Hồi tháng 12 năm ngoái, EU, cùng với các nước G7 và Australia, đã đưa ra mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, ở mức 60 USD/thùng.
VTC News