MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn bảo dưỡng sửa chữa lớn 2021

06-09-2021 - 17:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn bảo dưỡng sửa chữa lớn 2021

Từ 01-05/9/2021, Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) ngừng cung cấp khí hoàn toàn để thực hiện Bảo dưỡng Sửa chữa lớn toàn bộ Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn và các đầu mối quan trọng trong Hệ thống Vận chuyển và xử lý khí Nam Côn Sơn. Đây là công tác định kỳ thực hiện theo chu kỳ 5 năm/một lần.

Hệ thống Vận chuyển và xử lý khí Nam Côn Sơn là công trình trọng điểm cấp Nhà nước trong lĩnh vực Dầu khí, có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp khí để sản xuất khoảng 15% tổng sản lượng điện toàn quốc. Nhằm đảm bảo sự an toàn, độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống, công tác Bảo dưỡng lớn (Turnaround – TAR) phải được thực hiện nghiêm ngặt theo chu kỳ 5 năm/một lần; hàng năm vẫn có đợt BDSC.

Theo kế hoạch phối hợp đã thống nhất của tất cả các đối tác trong dây chuyền khí Nam Côn Sơn, NCSP sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn (tiếp nhận, xử lý và vận chuyển khí) để thực hiện công tác Bảo dưỡng Sửa chữa lớn (Turnaround – TAR 2021) liên tục trong 05 ngày (bao gồm 4,5 ngày thực hiện và 0,5 ngày dự phòng) tại Trạm van Long Hải, Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn và Trạm Phân phối Khí Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn bảo dưỡng sửa chữa lớn 2021 - Ảnh 1.

Người lao động làm chủ công trình khí ngay trong mùa dịch bệnh

Dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn có công suất vận chuyển và xử lý tối đa 22 triệu m3 khí/ngày đêm, cung cấp khí thương phẩm để sản xuất khoảng 15% sản lượng điện quốc gia. Đây là Dự án được thành lập theo hình thức hợp tác kinh doanh giữa ba đối tác là Tổng Công ty Khí Việt Nam – PV GAS, đồng thời giữ vai trò Nhà điều hành và phía nước ngoài là Tập đoàn Dầu khí Rosneft - Nga và Tập đoàn Dầu khí Perenco - Pháp. Được sự chấp thuận của ba đối tác, với sự phối hợp thống nhất với các bên trong dây chuyền khí Nam Côn Sơn, toàn bộ hệ thống khí Nam Côn Sơn được dừng để tiến hành Bảo dưỡng Sửa chữa lớn định kỳ, có thời điểm trùng với khoảng thời gian dừng cấp khí của các giàn khai thác ngoài khơi, cũng để thực hiện BDSC nội bộ.

Công tác chuẩn bị TAR 2021 của NCSP đã được bắt đầu từ tháng 10/2020 và đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành 100% công tác chuẩn bị; bao gồm cả quá trình huy động nhân lực, thiết bị và nhân viên nhà thầu đến công trường; kiểm định phòng chống dịch bệnh, huấn luyện an toàn lao động, làm quen với hiện trường và chuẩn bị thực hiện các công việc được giao.

Trong đợt Bảo dưỡng lần này dự kiến có 50 gói công việc với 113 đầu việc cần hoàn thành. Đặc biệt, 3 trong số 50 gói công việc phải được thực hiện trên ngọn đuốc cao trên 80 mét, sẽ được thực hiện bởi nhà thầu chuyên dụng với các thiết bị đặc chủng. 47 gói công việc còn lại được thực hiện bởi chính nhân viên NCSP với sự tham gia của một số chuyên gia và thợ cơ khí, lắp ráp trong nước. Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn quyết tâm đảm bảo triển khai các phương án phòng chống dịch, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các đầu việc đề ra nhằm đảm bảo sự an toàn và độ tin cậy tuyệt đối của hệ thống.

Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn bảo dưỡng sửa chữa lớn 2021 - Ảnh 2.

Các đợt Bảo dưỡng sửa chữa các năm trước đây đều được NCSP hoàn thành thắng lợi, về đích sớm so với thời gian dự kiến

Theo thông tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thời gian thực hiện TAR 2021 của dự án khí Nam Côn Sơn diễn ra trong mùa mưa, khả năng cung cấp điện của các nhà máy thủy điện cao nên EVN sẽ huy động tối đa công suất của các nhà máy thủy điện và năng lượng tái tạo để đảm bảo không ảnh hưởng đến sản lượng điện quốc gia trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa này.

Mục tiêu An toàn – Sức khỏe – Môi trường của NCSP là: "Không để xảy ra tai nạn. Không làm tổn hại đến đến con người. Không làm ảnh hưởng đến môi trường" được quán triệt một cách chi tiết từ lãnh đạo cho đến từng cán bộ nhân viên của Công ty cũng như tất cả nhân viên nhà thầu tham gia TAR 2021.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên