Covid-19 làm khổ dân Ấn Độ: ‘Đang sống đàng hoàng phải ra đường ăn xin’
Lệnh phong tỏa đang ảnh hưởng nặng nề đến các công dân nghèo ở Ấn Độ, khi họ không thể đi làm và cũng không thể về quê, "mắc kẹt" trên đường phố.
- 05-04-2020COVID-19 ở TQ: Phong tỏa gần tới ngày kết thúc nhưng vết sẹo kinh tế còn rất lâu mới lành
- 05-04-2020Virus corona sẽ tạo ra một ‘thế hệ siêu tiết kiệm’
- 05-04-2020Hoạt động kinh doanh toàn cầu đảo lộn vì Covid-19, những công ty nào sẽ chiếm ưu thế và có khả năng phục hồi mạnh nhất sau khủng hoảng?
- 05-04-2020Nhân viên Huawei làm việc như thế nào trong thời đại dịch Covid-19?
Hơn 10 năm trời, Begum Jan sống trên đường phố Kolkata, Ấn Độ. Người phụ nữ 62 tuổi ngồi xe lăn làm thêm công việc giúp việc nhà, nhờ cậy vào những tài xế xích lô và người qua đường cho bà thêm đồ ăn mỗi ngày.
Nhưng tuần trước bà mất việc do bệnh lao và không còn chỗ ở, những người giúp đỡ bà không còn công việc và không thể đến giúp do lệnh phong tỏa.
Lao động di cư cố gắng về nhà trên một chiếc xe tải đông đúc. (Ảnh: Reuters)
Con trai bà, Raja Khan, cùng 3 đứa con cũng phải sống trên đường phố sau khi công việc khuân vác trên các chuyến tàu hỏa không còn. Kể từ khi lệnh phong tỏa được tuyên bố, Khan đẩy mẹ trên xe lăn đi tới 25 dặm (hơn 40 km) một ngày để kiếm đồ ăn cho bà và các con.
“Tàu không chạy nên tôi không có việc. Tôi cần làm việc hàng ngày để nuôi gia đình, lần đầu tiên trong đời tôi phải đi ăn xin. Thật xấu hổ.”
Manoranjan Ghosh, trước kia làm việc và ngủ tại một quán trà ven đường ở Kolkata, giờ cũng mất việc và cả chỗ ở.
Anh ngủ tạm trong một chỗ trống ở ga tàu và vẫn ăn mặc "chỉnh tề" nhất có thể mỗi buổi sáng, nhưng cuộc sống đang ngày càng khó khăn hơn. “Tôi mua thức ăn và sử dụng hết tiền tiết kiệm trong 2-3 ngày đầu phong tỏa. Rồi tôi bán điện thoại cho một người bán rau để cầm cự thêm ít ngày. Nhưng giờ tôi không còn tiền nữa.
Tôi đã làm việc tốt và sống đàng hoàng. Đột nhiên tôi trở thành vô gia cư và phải đi ăn xin.”
Video: Người Ấn Độ chen chúc ở bến xe về quê sau lệnh phong tỏa
Phần lớn các ý kiến chỉ trích lệnh phong tỏa 21 ngày của chính phủ Ấn Độ là quá đột ngột – người dân chỉ có 4 tiếng sau thông báo và hàng triệu người không còn thời gian để về quê khi các phương tiện giao thông và hoạt động kinh doanh ngừng lại.
Một lượng lớn những người lao động di cư gấp rút lên đường về, gây ra khung cảnh tắc nghẽn ở các bến xe, điều có thể làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19. Nhiều người không có xe quyết định đi bộ hàng trăm km.
Cơ quan chức năng nhanh chóng ngừng tình trạng này bằng cách đóng cửa các biên giới bang, khiến hàng nghìn người mắc kẹt.
Nhà kinh tế học người Ấn Độ Jayoti Ghosh mô tả việc phong tỏa là thảm họa.
Một lao động nhà máy dệt Ấn Độ sau khi nhà máy đóng cửa. (Ảnh: Reuters)
Ghosh cảnh báo rằng tình trạng thiếu lương thực được báo cáo gần đây trên khắp Ấn Độ sẽ trở nên nghiêm trọng và lan rộng hơn trong hai tuần tới. Theo chuyên gia, ngay cả khi phong tỏa là cần thiết, cần sắp xếp trước một tuần để mọi người có thể về nhà an toàn.
Chính phủ Ấn Độ cũng đang cung cấp một số gói cứu trợ. Bang Maharashtra công bố khoản cứu trợ 5,9 triệu USD, Kerala sẽ chi 2,7 tỷ USD để giải quyết khủng hoảng và Uttar Pradesh sẽ gửi viện trợ tài chính 1.000 rupee (13,09 USD)/người/tháng cho 3,5 triệu lao động làm việc theo ngày.
Nhưng vì không có nhiều thông tin về sự di chuyển của người dân và nơi sống tạm thời của họ, có những lo ngại rằng các gói cứu trợ sẽ bỏ sót hàng triệu người.
VTCNews
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai