Covid-19 ở trẻ em: Hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ cao, phụ huynh cần làm tốt những việc này
Độ tuổi trung bình trẻ em dễ bị nhiễm Covid-19 là 8,3, tỷ lệ nam giới bị bệnh chiếm nhiều hơn nữ giới, thời gian ủ bệnh ước tính trung bình là 2 ngày.
- 12-04-2020Lịch sử của máy thở và đơn vị chăm sóc tích cực ICU: Những "hòn đảo sống" trong đại dịch COVID-19
- 11-04-2020'Sức mạnh kỳ diệu của những người bình thường' - muôn vàn cách sáng tạo mà người Italy đã nghĩ ra để giúp nhau vượt qua đại dịch Covid-19
- 11-04-20203 bí quyết đơn giản từ cựu đặc nhiệm SEAL có thể xua tan căng thẳng đầu óc, rất cần cho ai mệt mỏi, chán nản vì dịch Covid-19
Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra nhận định về tình hình Covid-19 ở trẻ em tại Việt Nam và trên thế giới.
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi xin đăng tải một phần bài viết để độc giả tham khảo.
Thực tế cho thấy, trẻ em ít có nguy cơ mắc bệnh hơn so với người lớn. Tuy nhiên, ít nguy cơ không có nghĩa là không mắc. Do vậy, việc bảo vệ trẻ nhỏ trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 hiện nay là vô cùng quan trọng.
Trong buổi giao lưu trực tuyến của Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP Hồ Chí Minh với chủ đề phòng ngừa Covid-19 trong Nhi khoa. Cụ thể, TS. BS CKII Nguyễn Thị Thanh Hà – Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra nhận định về tình hình Covid-19 ở trẻ em tại Việt Nam và trên thế giới.
Hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ cao
Cho đến thời điểm này, tỉ lệ nhiễm Covid-19 ở trẻ em được đánh giá là không cao. Theo một báo cáo tổng kết của Trung Quốc mới được công bố, dựa trên số liệu nghiên cứu từ 16/1 – 18/2/2020, có 2.135 trường hợp, trong đó chiếm 34,1% có kết quả dương tính với Covid-19 và 65,9% trẻ nghi ngờ mắc Covid-19, độ tuổi trung bình là 7 tuổi.
Hầu hết trẻ em trong nghiên cứu này đều không có triệu chứng, nếu có chủ yếu là các dạng bệnh nhẹ hoặc phổ biến.
Triệu chứng hay gặp là ho khan chiếm tỷ lệ 19%, sốt chiếm 36%, ngoài ra là những triệu chứng khác như khó thở, đau nhức cơ, đau đầu và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không phổ biến như ở người trưởng thành nên rất khó phát hiện trẻ nào đang bị bệnh.
Cũng theo một nghiên cứu khác, độ tuổi trung bình trẻ em dễ bị nhiễm Covid-19 là 8,3, tỷ lệ nam giới bị bệnh chiếm nhiều hơn nữ giới, thời gian ủ bệnh ước tính trung bình là 2 ngày.
Tại Việt Nam cho đến thời điểm này, chưa có một báo cáo chính thức nào về tình hình Covid-19 với trẻ em. Nhưng nếu nhìn lại những ca bệnh trước đó có thể thấy rằng, những ca mắc đều chủ yếu ở độ tuổi 6 tuổi, 7 tuổi và 15 tuổi và có một ca là bé 3 tháng tuổi ở Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. Đây đều là những trường hợp tiếp xúc gần với những ca bệnh.
Làm sao để ngăn ngừa được Covid-19 ở trẻ em?
Covid-19 có thể lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn. Lây qua đường tiếp xúc nghĩa là virus này có thể lây qua tay hoặc các bộ phận cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết người bệnh. Lây qua đường giọt bắn là virus được bắn ra ngoài người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi và đi vào người đang đứng gần.
Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để ngăn ngừa lây truyền qua hai đường này, bao gồm các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường và phòng hộ cá nhân.
Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để lau chùi hàng ngày nhằm loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh thân thể, rửa tay, mang khẩu trang, tạo lập thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ cho trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt quan tâm đến tinh thần và suy nghĩ của trẻ.
Việc áp dụng giãn cách xã hội cũng là điều kiện và cơ hội để bố mẹ có thời gian ở cạnh con cái. Đồng thời, bố mẹ cũng nên phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và chơi để bé không cảm thấy chán nản khi ở nhà.
Trước đây nếu thấy thấy trẻ nhỏ có dấu hiệu, sốt và ho nhưng không có yếu tố dịch tễ thì có thể loại trừ nghi ngờ bệnh. Hiện tại, dịch bệnh đã diễn biến vô cùng phức tạp khi mất dấu F0, có nguy cơ lây chéo trong cộng đồng.
Do đó việc phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh tại thời điểm này rất khó. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải coi như có nguy cơ để không chủ quan, áp dụng các biện pháp phòng ngừa khi đưa trẻ nhỏ đi thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện y tế.
Đối với trẻ nhỏ, nguy cơ lây lan lớn nhất là từ việc tiếp xúc trong học đường nhưng từ tết đến nay, chúng ta đã tiến hành cho trẻ nghỉ tại nhà và học theo hình thức trực tuyến. Điều này cũng đã góp phần hạn chế tối đa sự lây nhiễm.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về các biện pháp phòng ngừa y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, internet, loa đài…đã được chúng ta thực hiện rất tốt. Do đó, các bậc phụ huynh cần chủ động phòng ngừa, lưu tâm đến việc chăm sóc trẻ tại nhà để cùng nhau vượt qua được mùa dịch an toàn.
ICT Việt Nam
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai