MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CTCK BSC: “Bứt phá mạnh trong nửa đầu năm 2018, VN-Index có thể đạt đỉnh tại vùng 1.165 điểm”

6 tháng cuối năm thường là giai đoạn kiểm định. Thị trường đối mặt những yếu tố thực tại như tăng trưởng kinh tế, KQKD của các doanh nghiệp và thiếu thông tin hỗ trợ cho nên diễn biến thị trường sẽ phức tạp. Xu hướng sẽ phụ thuộc nhiều vào dòng tiền mới nhất là vốn ngoại và thông tin hỗ trợ.

CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra báo cáo chiến lược TTCK Việt Nam năm 2018. Theo BSC, sau chu kỳ tăng giá mạnh, nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường đã có mức định giá khá cao, phần nào làm hạn chế triển vọng tăng trưởng thị trường năm 2018.

Xu hướng đầu tư có thể chuyển dịch một phần sang hoạt động đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn tại công ty nhà nước có quy mô lớn. Các cổ phiếu này cùng với nhóm cổ phiếu Ngân hàng niêm yết mới sẽ là động lực mới cho thị trường duy trì đà tăng giá.

Trong năm 2017, thị trường phái sinh đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai. Tuy nhiên khi quy mô thị trường ngày càng lớn, nhu cầu đầu tư mở rộng thì các sản phẩm mới như Chứng quyền có bảo đảm, HĐTL cổ phiếu, Quyền chọn,… và các giải pháp đồng bộ hỗ trợ rút ngắn thời gian thanh khoản qua đó hỗ trợ cầu, tăng thanh khoản và giúp thị trường tăng khả năng hấp thụ lượng vốn lớn trở lên cấp thiết. Những thay đổi này đồng thời giúp TTCK Việt Nam sớm thỏa mãn các tiêu chí của MSCI về khả năng nâng hạng thị trường trong năm 2019. BSC đưa ra một số dự báo về TTCK và chiến lược đầu tư cho năm 2018:

Quy mô thị trường cổ phiếu niêm yết tăng lên 150-160 tỷ USD, đưa mức vốn hóa thị trường lên 73-75% GDP. Làn sóng cổ phần phần hóa, niêm yết mới và thoái vốn nhà nước được đẩy mạnh trong 2018. Chỉ riêng 11 công ty lớn (PV Power, PV Oil, BSR, Vinafood2, Vicem, Hud, VTV Cab, Genko 3, Hapro, Thanh Lễ, VRG) đã được xác định giá trị cổ phần hóa, tổng giá trị vốn hóa đã ước đạt 7,8 tỷ USD. Cùng với việc niêm yết của khối ngân hàng và các doanh nghiệp tư nhân lớn khác, nếu lộ trình thoái vốn Doanh nghiệp nhà nước đúng tiến độ và song hành với hoạt động niêm yết thì vốn hóa thị trường tăng thêm từ 15-20 tỷ USD trong năm 2018.

Thanh khoản thị trường. Thanh khoản bình quân dự báo đạt 272 triệu USD/phiên, tăng 25% so với giá trị năm 2017.

Dòng tiền mới từ NĐT trong nước tăng trưởng tốt, tuy nhiên hoạt động margin sẽ không bắt kịp mức tăng tiền cơ sở do quy định giới hạn tỷ lệ cho vay từ khối ngân hàng trong, khi hoạt động tạo nguồn từ tăng vốn và phát hành trái phiếu của các CTCK chậm và không tương xứng.

+ Dòng tiền tiếp tục luân chuyển mạnh qua các nhóm ngành và cổ phiếu trong xu hướng tăng giá, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sau một thời gian tích lũy đi ngang sẽ có nhiều cơ hội hội tăng giá khi dòng tiền dịch chuyển.

+ Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn nhờ đà tăng trưởng trong năm 2017 và các quỹ cũ đã huy động thêm cũng như giải phóng một lượng vốn lớn sẽ tìm cơ hội đầu tư trên thị trường và qua hình thức mua cổ phần hóa.

+ Giao dịch mua bán M&A, mua đấu giá IPO sẽ rất sôi động. Hoạt động IPOs các Doanh nghiệp nhà nước lớn thu hút lượng vốn lớn từ khối ngoại.

Về điểm số VN-Index, VN-Index dự báo có kịch bản giá từ 785 điểm đến 1.053 điểm cuối năm 2018; thị trường có thể thiết lập vùng giá cao trong quý II tại 1.165 điểm. Những cổ phiếu lớn niêm yết mới sẽ là động lực mới cho thị trường.

Về diễn biến thị trường năm 2018, xu hướng tăng điểm mạnh kéo dài cho đến khoảng nửa đầu năm 2018. Diễn biến 6 tháng cuối năm sẽ khá phức tạp phụ thuộc khá nhiều vào dòng vốn ngoại. Những thông tin hỗ trợ đà tăng 6 tháng đầu năm:

+ Xu thế vận động giá tích cực, đang tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút dòng vốn mới từ khối ngoại và khối nội.

+ Từ tháng 3-5, thị trường có nhiều thông tin hỗ trợ về ĐHCĐ thường niên, KQKD năm 2017 và triển vọng năm 2018.

+ Thời điểm diễn ra các phiên đấu giá hoặc niêm yết của các cổ phiếu được thị trường quan tâm.

+ Thông tin tốt về vĩ mô năm 2017, định hướng chính sách 2018 đồng thời thị trường thường có hiệu ứng tốt sau kỳ nghỉ Lễ Tết.

6 tháng cuối năm thường là giai đoạn kiểm định. Thị trường đối mặt những yếu tố thực tại như tăng trưởng kinh tế, KQKD của các doanh nghiệp và thiếu thông tin hỗ trợ cho nên diễn biến thị trường sẽ phức tạp. Xu hướng sẽ phụ thuộc nhiều vào dòng tiền mới nhất là vốn ngoại và thông tin hỗ trợ.

Về nhóm hoạt động đầu tư TTCK trong năm 2018, (1) Những cổ phiếu lớn sẽ được cổ phần hóa và niêm yết mới; (2) Theo đà hồi phục của hàng hóa thế giới như Thép, Dầu khí,…; (3) Nhóm cổ phiếu cải thiện theo chu kỳ kinh tế như ngành Ngân hàng, Xây dựng, BĐS và Công nghệ; (4) Những cổ phiếu có tính phòng thủ có mức lợi tức cao, các ngành có tiềm năng tăng trưởng ổn định, dài hạn, các cổ phiếu đầu ngành sẽ tiếp tục là động lực dẫn dắt thị trường; (5) Những cổ phiếu cơ bản, đang có mức định giá thấp trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ; (6) Các ngành tập trung vào tăng trưởng tiêu dùng trong nước như bán lẻ, vật liệu, đồ uống, dược phẩm, dịch vụ hàng không…

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên