Cứ 30s lại có 1 bệnh nhân đái tháo đường phải cắt cụt chân trên thế giới: Bác sĩ BV Đại học Y Hà Nội hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc bàn chân hiệu quả để không bị “tàn phế”
Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh một trong số đó là biến chứng bàn chân – nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi ở những người bị đái tháo đường.
- 30-11-2021Người tiểu đường có 4 việc không được làm vào buổi sáng vì có thể khiến đường huyết dao động cả ngày và gây tổn thương cho cơ thể
- 29-11-20213 thói quen khi ngủ khiến đường huyết tăng vọt nhưng nhiều người không biết: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường 'rình rập'
- 29-11-2021Bệnh nhân tiểu đường ăn như thế nào cực kỳ quan trọng: Nạp thực phẩm vào cơ thể "NGƯỢC CHIỀU" để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người khỏe mạnh cũng nên áp dụng
Mới đây, trong Livestream "Chuyện khó có bác sĩ" trên fanpage Soha.vn, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ hữu ích liên quan đến cách phòng ngừa biến chứng bàn chân do đái tháo đường.
Theo bác sĩ Hương, biến chứng bàn chân là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân bị đái tháo đường. Theo đó, "60-70% bệnh nhân đái tháo đường sẽ có biến chứng thần kinh ngoại vi hoặc giảm cảm giác ở bàn chân.Trong số những người này, 25% sẽ phát triển thành các vết loét, trên 50% sau đó sẽ tiến triển tình trạng nhiễm trùng phải nhập viện và cắt cụt chi."
Bác sĩ Hương cũng cho biết thêm: "Tỷ lệ cắt chi ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 10-20 lần những người không bị đái tháo đường". Người ta nhận thấy biến chứng bàn chân đái tháo đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh về mặt thể chất, tinh thần. Và là một gánh nặng về kinh tế lâu dài cho xã hội cũng như gia đình người bệnh.
Phòng ngừa nguy cơ bị cắt cụt chân bằng cách nào?
Bác sĩ Hương cho biết, để phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường và tránh được nguy cơ bị cắt cụt chân, bên cạnh việc cần kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, chế độ ăn uống hay cân nặng thì việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân để tránh bị chấn thương cũng là 1 yếu tố quan trọng trong việc sự phòng biến chứng bàn chân đái tháo đường. Theo đó, người bệnh đái tháo đường nên thực hiện các biện pháp sau:
- Bệnh nhân cần được hướng dẫn cách chăm sóc, cách vệ sinh bàn chân và kiểm tra bàn chân hằng ngày: Kiểm tra xem chân có vùng da bị đỏ, sưng tấy hay có các vết nứt, vết cắt hay không.
- Cắt móng chân cẩn thận: Trường hợp móng quặp hoặc có vết chai chân thì bệnh nhân tuyệt đối không được tự cắt mà nên đến các phòng khám chuyên khoa để tránh trường hợp tự cắt gây nhiễm trùng bàn chân và phải nhập viện.
- Đi khám định kỳ: Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường, bệnh nhân mắc bệnh này nên đi khám ít nhất 1 năm 1 lần để đánh giá toàn diện về bàn chân nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ gây loét và cắt cụt chi.
- Trường hợp đã có tổn thương bàn chân thì cần phải có cách chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân cần đi 1 loại giày dép được thiết kế đặc biệt riêng và cần thường xuyên thăm khám.
Theo đó, nếu bệnh nhân thực hiện nghiêm túc những biện pháp này sẽ có thể mang đến hiệu quả rất lớn.
Nhịp sống kinh tế
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều