MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cứ 4 người bị bệnh gout lại có 1-2 người trong độ tuổi 30, cảnh báo 5 thói quen hàng ngày khiến bạn mắc bệnh lúc nào không biết

25-07-2019 - 21:46 PM | Sống

Bệnh gout là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số người bệnh đến khám các vấn đề về xương khớp. Những triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Càng nguy hiểm khi căn bệnh này đang dần trẻ hoá bởi những thói quen dưới đây

Ăn quá nhiều đạm, nhất là đạm động vật

Nguyên nhân gây bệnh gout đầu tiên phải kể đến thói quen ăn thịt trong một thời gian dài hay nói cách khác là ăn uống có chế độ sử dụng nhiều đạm động vật nói chung chẳng hạn như nội tạng động vật hay cả hải sản. Một khi ăn nhiều sẽ làm cơ thể hoạt động không đủ công suất phục vụ cho việc đào thải và loại bỏ đi acid uric gây hại, các tinh thể muối urat sẽ hình thành, đóng cục tại các khớp, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện khi lượng tinh thể này đủ nhiều.

Cứ 4 người bị bệnh gout lại có 1-2 người trong độ tuổi 30, cảnh báo 5 thói quen hàng ngày khiến bạn mắc bệnh lúc nào không biết - Ảnh 1.

Lẩu - món ngon khoái khẩu của nhiều người cũng có thể khiến bạn mắc bệnh gout

Ngoài ra, một sở thích ăn uống khác có thể khiến bạn dễ mắc gout là ăn lẩu. Món lẩu không có tội, nhưng một bữa lẩu chứa quá nhiều thịt đỏ, hải sản cũng khiến bạn thừa axit uric. Thêm nữa, nước lẩu đun lâu, rất ngọt, rất ngon, rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có cảm, vậy nên chỉ cần uống nước lẩu này bạn đã nạp một lượng lớn đạm vào người rồi.

Uống rượu bia nhiều và liên tục

Nói bệnh gout là bệnh của đàn ông cũng vì lý do này. Cứ 10 người bị gout thì 9 người là nam giới. Những bữa tụ tập có rượu, bia thường là một chuyện thường xuyên bắt gặp trong cuộc sống hiện tại và đặc biệt là cuộc sống của giới trẻ - thậm chí là việc này còn lặp đi lặp lại liên tục. Rượu bia được xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout hết sức nguy hiểm.

Nguyên nhân của cơ chế này được giải thích là do ethanol trong rượu bia đã thúc đẩy sự chuyển đổi những nucleotide adenine và làm tăng nồng độ acid uric. Bên cạnh đó thì quá trình oxy hoá ethanol trong rượu bia cũng đã làm tăng chỉ số acid lactic trong máu và làm cho nồng độ acid của máu giảm khiến hình thành các tinh thể urat (kết tủa). Thậm chí là rượu bia kết hợp với thịt, đạm động vật, hải sản được tiêu thụ một lượng lớn một lúc có thể gây ra các cơn gout cấp tính. Vì thế rượu bia được xem là một nguyên nhân gây bệnh gout hàng đầu.

Không những gây ra bệnh gout mà rượu bia còn là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý khác liên quan tới hệ tiêu hoá như đau dạ dày, trực tràng,...

Tập thể dục với cường độ cao một cách đột ngột

Lười vận động là tình trạng chung của đa số người đi làm hiện nay. Nó là nguyên nhân dẫn đến vô số các bệnh từ xương khớp (thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy) đến các bệnh như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ. Nhưng bỗng vào một ngày, bạn hạ quyết tâm phải cải thiện sức khoẻ và lao vào tập luyện thì hãy cẩn thận, nguy cơ bạn bị gout cấp tính còn cao hơn cả 2 nhóm trên nữa.

Những người không ưa thích việc tập luyện hay vận động nên có thể khiến vùng xương khớp trong cơ thể tích tự các tinh thể urat trong một mức độ nhất định. Có thể hàng ngày không cảm thấy những dấu hiệu cụ thể hay cảm thấy cơ thể không có dấu hiệu gì bất thường.

Cứ 4 người bị bệnh gout lại có 1-2 người trong độ tuổi 30, cảnh báo 5 thói quen hàng ngày khiến bạn mắc bệnh lúc nào không biết - Ảnh 3.

Nhưng nếu bỗng nhiên bạn lại vận động với cường độ cao, các khớp xương chưa quen với cường độ mới, các cơn đau mỏi  ở khớp vai, đầu gối, mắt cá sẽ xuất hiện và cơn gout tiền ẩn trong cơ thể sẽ xuất hiện với mức độ cấp tính, và những cơn đau cấp tính này vô cùng đau đớn.

Nếu bạn phải ngồi hàng giờ liên tục trước máy tính, đảm bảo rằng mỗi 30 phút làm việc bạn đứng dậy đi lại một chút. Nếu bắt đầu tập luyện thể dục, hãy làm quen với những bài nhẹ nhàng như đi bộ và những bài tập nhẹ với biên độ chuyển động của động tác lớn, việc này sẽ giúp các khớp làm quen, đảm bảo an toàn cho bạn khi tập luyện cường độ cao sau này.

Nhóm người bị béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao

Trong số những người mắc bệnh gout, đa số là nam giới, nhiều người vẫn đang rất trẻ, họ có một điểm chung là cơ thể béo hơn so với vóc dáng chuẩn cần thiết.

Mặc dù không có chuyên gia nào khẳng định người béo sẽ bị bệnh gout, nhưng thực tế cho thấy là nhóm người béo phì sẽ bị mắc bệnh mỡ máu cao và đường huyết cao đồng thời có acid uric cao, từ đó có thể gây bệnh gout.

Căng thẳng từ công việc, thức khuya

Đa số những người trẻ tuối khi có nhiều áp lực công việc sẽ phải thức khuya và làm thêm giờ. Đây đang là một nguy cơ tiềm ẩn trở thành nguyên nhân gây bệnh gout.

Nếu như bạn thức quá khuya khiến cơ thể mệt mỏi. Không những thế, nếu thức khuya triền miên trong thời gian dài, căng thẳng, thể dục thể chất cũng sẽ sút giảm, sức đề kháng yếu dần đi, các triệu chứng viêm trong cơ thể sẽ sớm phát sinh và tấn công bạn.

Theo Hoàng Lân

Sức khoẻ hàng ngày

Trở lên trên