Cụ ông 100 tuổi vẫn nắm trong tay số tiền tiết kiệm gần 25 tỷ VNĐ: Tuyên bố một câu chắc nịch khiến người trẻ phải suy ngẫm
Câu chuyện của cụ ông này sẽ cho mọi người thấy việc sống suốt 1 thế kỷ mà không hết tiền tiết kiệm là như thế nào.
- 16-01-2024Cụ bà 92 tuổi đòi ly hôn với cụ ông 94 tuổi, không chia tài sản, con cái: CĐM cười ngả nghiêng khi nghe lý do!
- 08-01-2024Cụ ông sống thọ 117 tuổi nhờ 3 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục
- 06-01-2024Cụ ông 90 tuổi đến công ty mai mối tìm người bầu bạn, vô tình đoàn tụ với con gái sau gần 50 năm
Câu chuyện của cụ ông này sẽ cho mọi người thấy việc sống suốt 1 thế kỷ mà không hết tiền tiết kiệm là như thế nào.
Mỗi buổi sáng, ông Bill Stovall thức dậy vào khoảng 8h30'. Việc đầu tiên ông làm là nói chuyện với tro cốt của người vợ quá cố, được đựng trong chiếc bình màu hồng trên lò sưởi. Ông luôn đặt nó ở đó.
"Tôi nói: 'Chào buổi sáng. Anh nhớ em và anh yêu em. Anh hy vọng em có một ngày tốt lành'", ông Stovall (100 tuổi), nói với CNBC.
Ông Stovall đã sống cả 1 thế kỷ với nhiều sóng gió trong cuộc đời. Sự ra đi đột ngột của vợ ông, bà Martha, vào năm 2022 đã khiến Stovall suy sụp nhiều. Bên cạnh đó, ông đã mất đi gần như toàn bộ bạn bè của mình. Vậy nên, những ngày sống trong ngôi nhà tại thành phố Cumming, bang Georgia (Mỹ), có thể khiến ông cảm thấy cô đơn. Ông đã sống sót sau căn bệnh ung thư ruột kết và ung thư da. Bây giờ, ông lại bị điếc.
Cuộc đời mang đến cho ông Stovall nhiều cay đắng như vậy nhưng có một chủ đề không khi nào khiến ông phải căng thẳng nhiều, đó chính là tiền bạc. Số tiền tiết kiệm của ông vẫn còn khoảng 1 triệu USD (tương đương gần 25 tỷ VNĐ).
Stovall nói: "Tôi luôn sống trong khả năng của mình".
Số người từ 100 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp 8 lần vào năm 2050. Hầu hết mọi người nghỉ hưu ở độ tuổi 60, có nghĩa là những người trên 100 tuổi có thể cần phải duy trì khoản tiết kiệm của mình qua 4 thập kỷ suy thoái kinh tế không thể tránh khỏi, chi phí y tế và bất cứ rủi ro khác mà cuộc sống mang lại.
Một đời cẩn thận
Trong suốt cuộc đời mình, ông Stovall cũng có lúc gặp may mắn nhưng ông cũng cho rằng số tiền tiết kiệm dồi dào hiện tại là nhờ "cả đời thận trọng".
Trước khi nghỉ hưu ở tuổi 65, ông Stovall đã làm việc gần nửa thế kỷ trong ngành thép, trong đó có gần 30 năm gắn bó với công ty LBFoster. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức danh: giám đốc bán hàng, giám đốc tiếp thị, quản lý tài sản.
Trước khi làm việc cho công ty, ông đã phục vụ trong Thế chiến thứ hai với tư cách là trung sĩ ở Belém, Brazil.
Mặc dù mức lương của ông chưa bao giờ vượt quá 40.000 USD (984 triệu VNĐ)/năm nhưng ông luôn tiết kiệm 2% thu nhập mỗi năm để nghỉ hưu. "Số tiền cứ cộng dồn theo năm tháng", ông nói.
Cũng giống như công việc, ông Stovall không thay đổi nhà nhiều lần. Năm 1957, ông mua một trang trại gạch ở Atlanta không có máy điều hòa với giá khoảng 16.000 USD (gần 400 triệu VNĐ).
Vào thời điểm đó, ông đã kết hôn với bà Martha được 2 năm và họ có 2 con: một con gái tên Kaye và một con trai tên Art.
Khoảng 1 thập kỷ sau, khi công ty nơi ông làm việc chuyển đến địa điểm mới, Stovall đã bán căn nhà đó với giá 22.000 USD (540 triệu VNĐ).
Lúc đó, ông và Martha có thêm 2 con - cặp song sinh Toni và Robert. Họ mua một căn nhà lớn hơn ở Duluth, bang Georgia. Căn nhà 5 phòng ngủ có giá 45.000 USD (1,1 tỷ VNĐ). Họ sống ở đó hơn 50 năm. Trong đại dịch Covid-19, ông Stovall đã bán căn nhà với giá khoảng 350.000 USD (8,6 tỷ VNĐ). Ông nói, những khoản nợ duy nhất mà ông từng gánh chịu là các khoản thế chấp để mua tài sản lớn.
Năm ông Stovall 60 tuổi, cha ông qua đời. Ông và anh trai được thừa kế 2 tài sản, và Stovall gửi ngay số tiền thừa ấy vào sổ tiết kiệm của mình.
Khoản tiết kiệm của ông Stovall được chia thành 2 loại: cổ phiếu và tiền mặt. Trợ cấp An sinh xã hội hàng tháng của ông là 2.200 USD (54 triệu VNĐ). Mỗi khi cần dùng đến tiền, ông đều sử dụng tiền mặt, số cổ phiếu ông nắm giữ không bị ảnh hưởng.
Tiết kiệm là tôn chỉ
Giờ đây, ông Stovall sống trong một ngôi nhà trên khu đất rộng 40 mẫu Anh thuộc sở hữu của con gái ông, Toni và con rể Charles, ở Cumming.
Charles đã có một tuổi thơ khó khăn và chính ông Stovall đã để anh chuyển đến sống cùng gia đình khi anh còn học trung học. Anh và Toni yêu nhau ở tuổi thiếu niên. Vì Stovall sống trên tài sản của con gái nên ông không phải bỏ ra nhiều chi phí nhà ở.
Tuy nhiên, ông vẫn tìm kiếm những món giảm giá ở cửa hàng tạp hóa và những món ăn rẻ hơn trong các thực đơn nhà hàng. Các con của ông phải thúc giục ông thay những chiếc áo sơ mi đã sờn rách và chiếc quần jean bạc màu.
Sau khi nói chuyện với tro cốt của bà Martha vào buổi sáng, Stovall tự làm bữa sáng cho mình. Ông tự nấu trứng, xúc xích và bánh quy, hoặc bánh kếp và bánh quế.
Ông thích theo dõi thị trường chứng khoán suốt cả ngày nhưng hiếm khi mua hoặc bán từng cổ phiếu riêng lẻ.
"Tôi tự coi mình là người quan sát hơn là một nhà giao dịch", ông nói. "Thị trường chứng khoán không thể lường trước được".
Vài buổi tối trong tuần, ông tự thưởng cho mình một ly cocktail. Trước khi đi ngủ, ông nói chuyện một lần nữa với bà Martha. Họ đã ở bên nhau 72 năm.
Nguồn: CNBC
Phụ nữ mới