"Cực phẩm" Trung Hoa bên trong mộ cổ bị trộm tàn phá, nhìn thấy nó chuyên gia mừng rỡ: Cảm ơn bọn trộm!
May mắn thay, bọn trộm mộ đã không tìm thấy những món đồ này.
- 17-03-2024Lộ diện 174 mộ cổ đầy bảo vật thời Chiến Quốc ở Tương Dương
- 28-12-2023Phát hiện 'Thiên lịch' 2.000 năm tuổi trong mộ cổ ở Trung Quốc
- 27-12-2023Xuất hiện báu vật chưa từng thấy trong mộ cổ 2.200 năm ở Trùng Khánh
Cách đây không lâu, Đại học Sư phạm Bắc Kinh (trung Quốc) tiến hành mở rộng khu vực ký túc xá cho sinh viên ở. Trong quá trình xây dựng, các công nhân bất ngờ phát hiện một mái vòm khổng lồ, bên trong có một lượng lớn gạch vỡ lẫn trong đất.
Phản ứng đầu tiên của những người chứng kiến là: Có một ngôi mộ dưới đất.
Họ vội báo lên lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo trường tức tốc báo cáo tình hình với Cục Di tích Văn hóa Bắc Kinh và kiên nhẫn chờ đội khảo cổ đến để tiến hành khai quật.
Sau một hồi làm việc cật lực, các nhà khảo cổ nhận định đây là ngôi mộ cổ đã bị trộm mộ đào bới rất nghiêm trọng. Bên trong lăng mộ lớn này có 5 ngôi mộ nhỏ. 4 trong số đó bị trộm khoắng sạch đồ tùy táng.
Để tìm hiểu lai lịch chủ nhân các khu mộ, các nhà khảo cổ tiếp tục công việc của mình. Sau khi tìm được lối đi chính vào lăng mộ, họ tìm thấy một văn bia có khắc chữ Mãn Châu ở mặt trước và chữ Hán khắc ở mặt sau.
Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu kỹ tấm bia này và phát hiện chủ nhân của ngôi mộ là con gái của một vị đại thần dưới thời Hoàng đế Khang Hi. Cô bé bị bệnh nặng và qua đời năm 7 tuổi.
Khi nghĩ đến địa vị cao quý của đứa trẻ này và bao nhiêu đồ vật an táng trong ngôi mộ cổ đã bị bọn trộm mộ cướp phá, các nhà khảo cổ cảm thấy rất tức giận!
Phát hiện đắt giá bên trong mộ cổ
Ngay khi cuộc khai quật sắp kết thúc, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện ra rằng các bức tường của lăng mộ phát ra âm thanh rỗng.
Các thành viên trong nhóm khảo cổ liên tục gõ nhẹ vào tường và phát hiện ra rằng trong tường có khả năng có một căn hốc bí mật rất nhỏ.
Sau khi tiến hành mở, họ thấy bên trong có tới 55 đồ tùy táng giá trị cao được đặt tại đây. Mỗi đồ vật trong số đó đều có chất lượng cao, bao gồm cả đồ sứ Đấu Thái và chai rượu làm bằng ngọc bích Hòa Điền rất nổi tiếng.
Phát hiện này khiến các chuyên gia khảo cổ hét lên sung sướng và thầm cảm ơn bọn trộm vì dễ lóa mắt trước vàng bạc mà không để ý đến căn hốc bí mật này.
Trong số các "cực phẩm" văn hóa quý giá được khai quật, tiêu biểu nhất là chiếc bát sứ Đấu Thái thời nhà Minh - là món quà được Hoàng đế Khang Hi tặng cho cô bé nhân dịp Tết hoa đăng (Rằm tháng 8 âm lịch).
Món đồ này cực kỳ đắt giá.
Theo các nhà khảo cổ, sứ Đấu Thái là loại đồ sứ được trang trí màu trắng-xanh lam dưới men, sau đó mới được tráng men và đem đi nung. Các họa tiết còn lại được tô vẽ lên theo kiểu trang trí trên men và lại được nung lần nữa.
Kỹ thuật này đòi hỏi nghệ nhân sự khéo léo, tỉ mỉ và chính xác cao và được bắt nguồn từ thời nhà Minh. Do đó, chiếc bát sứ Đấu Thái thời nhà Minh mà Hoàng đế Khang Hi tặng cho cô gái nhỏ thông minh - con một vị đại thần nhà Thanh - là rất hiếm có và đáng quý.
Không chỉ có sứ Đấu Thái, đồ tùy táng còn có ngọc Hòa Điền. Còn có tên gọi là Ngọc Tân Cương, đây là loại ngọc nổi tiếng khắp thế giới của Trung Quốc tận ngày nay.
Kể từ thời Tây Hán, việc khai thác ngọc ở Hòa Điền đã được ghi nhận trong sử sách. Ngọc Hòa Điền có nhiều màu sắc khác nhau nên được phân loại theo tên gọi khác nhau như Thanh Ngọc, Hoàng Ngọc, Bạch Ngọc, Tử Ngọc, Bích Ngọc, Hồng Ngọc. Trong số đó Bạch Ngọc là quý giá nhất.
Bạch Ngọc, còn gọi là Dương Chi Ngọc, có đặc điểm là màu trắng ngà như mỡ dê, có độ bóng mịn và trong suốt, không chứa tạp chất, là loại thuộc hạng thượng đẳng của các loại Ngọc Hòa Điền.
Đó là lý do, Bạch Ngọc được đặc quyền làm Ngọc ấn, Ngọc bội cho các vị hoàng đế. Nó là cực phẩm thể hiện phẩm chất của người quân tử, nắm trong tay sức mạnh đứng trên vạn người.
Tham khảo: Sohu
Đời sống & pháp luật