Phát hiện 'Thiên lịch' 2.000 năm tuổi trong mộ cổ ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc đã khai quật được một bộ mảnh gỗ hình chữ nhật bí ẩn có liên quan đến lịch thiên văn cổ đại bên trong một ngôi mộ 2.000 năm tuổi được bảo tồn cực tốt ở phía tây nam Trung Quốc.
- 27-12-2023Xuất hiện báu vật chưa từng thấy trong mộ cổ 2.200 năm ở Trùng Khánh
- 19-12-2023Trương Gia Khẩu có 1 tòa nhà rất kỳ lạ, chuyên gia thấy mộ cổ bên dưới: Nhìn quan tài, ai cũng kinh ngạc
- 09-10-2023Thợ điện vào mộ cổ trộm con cá khô, chuyên gia vừa nhìn đã hét lên: “Đây mới là bảo vật"
- 10-07-2023Tây An đối mặt với thách thức bất thường: Khắp thành phố tràn ngập các ngôi mộ cổ
Mỗi tấm trong số 23 tấm gỗ có chiều rộng khoảng 2,5 cm, dài 10 cm và hiển thị một ký tự Trung Quốc liên quan đến Thiên Can Địa Chi, lịch thiên văn truyền thống của Trung Quốc được thành lập dưới thời nhà Thương, trị vì khoảng năm 1600 trước Công nguyên đến khoảng năm 1045 trước Công nguyên.
Các nhà khảo cổ cho rằng, một trong những mảnh giấy có thể đại diện cho năm hiện tại và 22 mảnh giấy còn lại có thể được sử dụng để xác định bất kỳ năm cụ thể nào trong lịch cổ, theo China News của Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên những đồ vật như vậy được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ, mặc dù việc viết chữ trên dải gỗ hoặc tre đã phổ biến ở Trung Quốc trước khi phát minh ra giấy.
T hời hoàng kim ở Trung Quốc
Các mảnh gỗ và nhiều hiện vật khác đã được phát hiện trong một ngôi mộ ở quận Wulong, cách Bắc Kinh khoảng 1.400 km về phía tây nam, các nhà khảo cổ học từ chính quyền thành phố Trùng Khánh nói với tờ Hoàn Cầu (Global Times).
Ngôi mộ chứa một danh sách bằng văn bản về tất cả các vật dụng chôn cất, trong đó cũng nói rằng nó được xây dựng vào năm 193 trước Công nguyên. Ngôi mộ được cho từ thời nhà Tây Hán, cai trị phần lớn Trung Quốc từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 9 sau Công nguyên, "thời kỳ hoàng kim" của nhiều truyền thống Trung Quốc.
Nhà khảo cổ học Wang Meng cho biết ngôi mộ này là ngôi mộ gỗ được bảo tồn tốt nhất từng được tìm thấy ở phía Tây Nam Trung Quốc.
L ịch bí ẩn
Nhà thiên văn học Ed Krupp, giám đốc Đài thiên văn Griffith ở Los Angeles, Mỹ và là tác giả cuốn sách “Tiếng vọng của bầu trời cổ đại: Thiên văn học của những nền văn minh đã mất” (Dover, 2003), người không liên quan đến khám phá mới này, cho rằng trong khi Lịch Thiên Can Địa Chi là lịch phổ biến, đã từng được sử dụng trong chiêm tinh học Trung Quốc, những mảnh gỗ được tìm thấy trong lăng mộ ở Wulong rất khác thường.
Ông cho biết: “Những mảnh gỗ có ghi chú lịch có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì đây là ví dụ đầu tiên và duy nhất được biết đến về loại chữ khắc trên đồ vật”.
Tuy nhiên, bộ lịch mảnh gỗ này không có chức năng như một cuốn lịch mà dường như chúng được sử dụng để tham chiếu bất kỳ năm nào trong chu kỳ lịch 60 năm.
Krupp cho rằng, những phát hiện từ lăng mộ Wulong cho thấy đó là một người có địa vị cao đã được chôn cất ở đây vì các hiện vật được chôn cùng người quá cố rất nhiều, rất tốt và đắt tiền.
Tiền phong