Trương Gia Khẩu có 1 tòa nhà rất kỳ lạ, chuyên gia thấy mộ cổ bên dưới: Nhìn quan tài, ai cũng kinh ngạc
Tòa nhà này mở ra loạt bí mật bên dưới.
- 12-12-2023Thái Bình Dương xuất hiện "quái vật" cao bằng tòa nhà 4 tầng: Nghìn năm có một, nguyên nhân vẫn bí ẩn
- 08-12-2023Công nghệ đáng kinh ngạc của các “pháp sư Trung Hoa”: Khiến tòa nhà nặng 7.000 tấn tự “đi bộ” sang chỗ mới
- 08-12-2023Cận cảnh công trình của Trung Quốc được vinh danh là tòa nhà thế giới của năm 2023
Tại vùng đất rộng lớn ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, có một tòa nhà đứng trơ trọi trên đồng cỏ - vốn là chủ đề bàn tán sôi nổi của người dân thị trấn hết năm này qua năm khác.
Trước hết, vị trí của tòa nhà này rất kỳ lạ. Nó đứng sừng sững một mình trong một không gian rộng lớn, nhưng không có bất cứ thứ gì bảo vệ xung quanh. Điều này khơi dậy sự tò mò mãnh liệt của nhiều người.
Thứ hai, đặc điểm của tòa nhà cũng khá kỳ lạ, quay mặt về hướng Nam, phía trên có mái vòm và mang phong cách kiến trúc châu Âu cổ điển độc đáo.
Cuối cùng, truyền thuyết về tòa nhà còn bí ẩn hơn.
Có một giả thuyết cho rằng, tòa nhà này thực chất là do Hốt Tất Liệt để lại, ẩn chứa một lối đi bí mật dẫn đến cung điện của ông, và người ta cho rằng cũng có một lượng lớn kho báu được chôn cất ở đó.
Tuy nhiên, cũng có giả thuyết khác cho rằng, nó là "phòng thay xiêm y" vì nó được cho là xây dựng lên để Tiêu Thái hậu - một phi tần của Đường Mục Tông Lý Hằng - thay xiêm y.
Chuyên gia khảo cổ vào việc
Năm 1999, Cục Di tích Văn hóa tỉnh Hà Bắc đã tổ chức cho các nhà khảo cổ học tiến hành nghiên cứu khảo cổ tại tòa nhà ở Trương Gia Khẩu nhằm giải đáp bí ẩn về nơi kỳ lạ này.
Nhóm khảo cổ đã phát hiện ra một cái hốc bên dưới phòng được cho là nơi thay đồ của Tiêu Thái hậu. Họ bắt đầu tiến hành khai quật sâu hơn.
Khi cuộc khai quật tiến hành ở khu vực rộng hơn, họ phát hiện ra tàn tích của ba tòa nhà tương tự xung quanh "phòng thay xiêm y". Tuy nhiên, tiến độ khai quật bị đình trệ và nhóm khảo cổ bị lạc trong bài toán làm thế nào để khai quật khu phức hợp bí ẩn này.
Lần theo manh mối từ những người dân làng gần đó, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra những ngôi mộ ở khu vực cách "phòng thay xiêm y" không xa. Phát hiện này khiến họ suy đoán liệu "phòng thay xiêm y" có thể cũng là một ngôi mộ hay không.
Vì vậy, họ quay trở lại bên trong "phòng thay xiêm y" để nghiên cứu thêm.
Khi khám phá những viên gạch xanh trên mặt đất, họ tìm thấy các dấu hiệu cho thấy ở đây có thể có một ngôi mộ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng nền móng của "phòng thay xiêm y", họ tin rằng tòa nhà có thể được xây dựng sau khi lăng mộ hoàn thành.
Trong quá trình khai quật, người ta đã phát hiện ra những chiếc đinh quan tài, lụa và các đồ vật khác trong lăng mộ, xác nhận rằng đây thực sự là sảnh tầng trệt của một lăng mộ.
Để tiết lộ danh tính thực sự của chủ nhân ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu.
Thông qua những khám phá trên những dòng chữ, họ đã mở khóa được bí mật về chủ nhân của ngôi mộ. Họ kinh ngạc phát hiện đây là lăng mộ gia đình của một bộ tộc nhà Nguyên (nhà nước kế tục của Đế quốc Mông Cổ), chủ nhân của ngôi mộ thực chất là một quan đại thần quan trọng của nhà Nguyên.
Người này là cháu trai của Hốt Tất Liệt, nổi tiếng là người đa tài trong cả dân sự lẫn quân sự và đã lập nên nhiều chiến công quân sự vĩ đại cho nhà Nguyên.
Tuy nhiên, các chuyên gia khảo cổ vẫn phải đối mặt với một bí ẩn vẫn chưa được giải quyết: Tại sao lại xây dựng một tòa nhà cổ trên đỉnh một ngôi mộ?
Các chuyên gia tham khảo tài liệu lịch sử mới nhận thấy rằng, giới quý tộc Mông Cổ thường sử dụng "những ngôi mộ bí mật" để che giấu vị trí lăng mộ của mình. Tuy nhiên, chủ nhân của ngôi mộ trước khi qua đời vẫn muốn chọn xây cấu trúc này nhằm thể hiện sức mạnh của gia tộc mình.
Công trình cổ kính này đã chứng kiến sự thay đổi theo năm tháng và mang theo ký ức của lịch sử. Đây không chỉ là sảnh tầng trệt của lăng mộ mà còn là biểu tượng của dòng họ nhà Nguyên, thể hiện trình độ kiến trúc và sức mạnh của giới quý tộc Mông Cổ thời bấy giờ.
Khám phá này cung cấp những thông tin quý giá về lịch sử nhà Nguyên và văn hóa Mông Cổ.
Tham khảo: Sohu
Đời sống & pháp luật