Cuộc chạy nước rút kiểm soát trí tuệ nhân tạo
Những thách thức, nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo đang thôi thúc các nước phải tìm các giải pháp kiểm soát, quản trị phù hợp.
- 03-10-2023Phó TGĐ Viettel Solutions: Để trở thành Digital Hub của khu vực, dữ liệu không thể chỉ đến và dừng lại ở Việt Nam
- 02-10-2023Bị kiện vì khiến nạn trộm xe hoành hành, hai hãng xe hơi đổ lỗi ngược cho TikTok và Instagram
- 02-10-2023Cuộc khảo sát của IDC cho thấy, khả năng bảo mật của máy tính Mac không phải lời đồn vô căn cứ
Làm sao để quản lý hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo khai thác tốt lợi ích từ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là bài toán làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách.
Châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực đi đầu trong việc đưa ra các quy định với trí tuệ nhân tạo với ưu tiên tập trung vào quyền của người dùng.
EU đã thông qua một dự thảo luật toàn diện được gọi là Đạo luật Trí tuệ nhân tạo. Các hệ thống trí tuệ nhân tạo khai thác lỗ hổng của cá nhân hoặc thao túng hành vi của con người sẽ bị cấm. Việc sử dụng nhận dạng khuôn mặt theo thời gian thực ở những nơi công cộng cũng là vi phạm pháp luật.
Trung Quốc
Trung Quốc chủ trương kiểm soát chặt chẽ trước các thách thức từ trí tuệ nhân tạo.
Trung Quốc đã ban hành một loạt biện pháp tạm thời có hiệu lực từ ngày 15/8 để quản lý trí tuệ nhân tạo tạo sinh, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải gửi đánh giá bảo mật và nhận được giấy phép trước khi phát hành các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trên thị trường.
Nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra phải được gắn nhãn và thực hiện các biện pháp ngăn chặn phân biệt giới tính, tuổi tác và chủng tộc khi thiết kế thuật toán.
Các chương trình AI tạo sinh phải được đào tạo trên các nguồn dữ liệu thu thập hợp pháp, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Mỹ
Mỹ có cách tiếp cận khác trong quản lý rrí tuệ nhân tạo. Thượng viện Mỹ đã giới thiệu 2 dự luật trí tuệ nhân tạo lưỡng đảng riêng biệt.
Dự luật thứ nhất tập trung vào quyền của người dân liên quan trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, dự luật thứ hai tập trung vào việc đảm bảo khả năng cạnh tranh, dẫn đầu của Mỹ trong phát triển trí tuệ nhân tạo.
Mỹ cũng đang yêu cầu các cơ quan chính phủ soạn thảo hướng dẫn sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn.
Trước đó, năm ngoái, Mỹ đã công bố đề xuất dự luật về quyền trí tuệ nhân tạo, kêu gọi các nhà phát triển tôn trọng nguyên tắc quyền riêng tư, an toàn, quyền bình đẳng.
vtv.vn