Cuộc chiến giành tài xế của Grab, Be, Go Viet, FastGo...
Để trở thành người chiến thắng, các ứng dụng này không chỉ phải "đốt tiền" để thu hút khách hàng, nếu không có tài xế đối tác thì họ cũng sẽ thất bại.
- 15-10-2019Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói gì về phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ" có hình ảnh đường lưỡi bò?
- 15-10-2019CEO Việt Nam Grand Prix: Vingroup tài trợ F1 không chỉ vì lợi ích của tập đoàn, chúng tôi làm điều đó trên hết vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Việt Nam
- 14-10-2019Tạp chí Diễn đàn Đông Á: Hoa Kỳ không nên áp thuế Việt Nam, nếu không vòng luẩn quẩn sẽ không bao giờ kết thúc
Trong rất nhiều lĩnh vực của kỷ nguyên số, nền kinh tế chia sẻ là một cuộc chiến khốc liệt hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực gọi xe công nghệ.
Văn Hưng, 19 tuổi, là sinh viên đại học, đang làm công việc giao hàng và tài xế công nghệ bán thời gian với hy vọng trang trải chi phí đại học và giúp đỡ gia đình. Một ngày Hưng ship tới gần 20 đơn giao hàng, chở chục người khách. Công việc không nhàn hạ nhưng Hưng kiếm được khoảng trên dưới 600 nghìn VND mỗi ngày.
Hưng tâm sự: "Lắm khi em nghĩ hay là bỏ học đi giao hàng với chở khách. Mỗi ngày em kiếm được 500-600 nghìn, có khi em chạy cả đêm thì còn được hơn. Tính ra một tháng trừ đi xăng xe em cũng phải được mười mấy triệu. Giờ học xong ra trường xin việc cũng khó được như thế, mà học đại học thì cũng đắt đỏ".
Có rất nhiều lao động dư thừa hiện nay có nhu cầu trở thành một tài xế công nghệ. Hưng cho biết, chỉ cần vài thao tác trên web, người hướng dẫn sẽ gọi điện giải thích thủ tục cho người có nguyện vọng tham gia. Sinh viên chỉ cần mang thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân, bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xe máy đến đăng ký là hoàn tất công đoạn trở thành một tài xế công nghệ.
Grab, Be, Go Viet (công ty con của Go Jek tại Việt Nam), FastGo,... cùng tất cả những startup mới nổi khác đều đang phải tranh giành, không chỉ là khách hàng mà là cả các tài xế đối tác.
Là tân binh, Be đang chi khá mạnh tay so với các đối thủ cho các khoản thưởng với đối tác Be Bike. Ví dụ như, tài xế Be Bike tại TP.HCM sẽ được hưởng đồng thời thưởng theo số chuyến xe mỗi ngày và thưởng tính trên doanh thu.
Grab ngoài chương trình thưởng cho tài xế thì mới đây đã bắt đầu áp dụng phí “xe chờ quá 5 phút” trong trường hợp khách hàng đặt xe nhưng không đến hoặc đến muộn để đảm bảo quyền lợi cho tài xế. Hiện chưa rõ phản ứng của khách hàng sẽ ra sao khi Grab áp dụng chính sách này. Việc cân đối giữa quyền lợi của khách hàng và của các tài xế đối tác luôn là bài toán khó đối với các nền tảng gọi xe công nghệ.
Ông Xuân Đình, 55 tuổi, đã chạy taxi lâu năm, nay công ty cho phép được sử dụng thêm ứng dụng công nghệ đã chuyển sang chạy Grab, ông nói: "Tính phí thế là đúng, nhiều khi khách gọi xe đi vào trong ngõ, mà mãi không xuống, mình đậu xe lâu thì phương tiện khác họ không lưu thông được, ảnh hưởng rất xấu".
Trong khi đó, Go-Viet cũng liên tục thay đổi chính sách thưởng, tuy nhiên những sự thay đổi này không ít lần gặp phải các phản ứng trái chiều từ đối tác tài xế. Còn FastGo thì đến nay vẫn chưa thu chiết khấu đối với lái xe, chỉ thu tối đa 30.000 VND với lái xe có doanh thu trên 400.000 VND.
Có một số tài xế là đối tác của đồng thời nhiều bên, "hai tay hai app". Hưng kể: "Trước em chạy mỗi Grab thôi, nhưng từ lúc có Be thì em chạy cả Be luôn. Nhưng khi em tắt ứng dụng nhiều, Grab biết, cảnh báo, khóa tài khoản. Sau này, các anh hướng dẫn em dành tiền mua thêm một cái điện thoại nữa, 1 máy để cháy Grab, 1 máy để chạy Be. Nhưng chạy kiểu hơi tốn sức mà hại não (cười)".
Ông Đình nói: "Trước chú thấy mấy ông làm cùng cũng chạy cả mấy ứng dụng một lúc. Lúc đầu chú cũng tính làm theo, nhưng một thời gian thì bỏ, chỉ chạy một cái thôi. Vì nếu chạy hai cái cùng một lúc mà nhỡ hai bên cùng có khách thì chú phải hủy một bên. Một là lương tâm mình không thích làm ăn kiểu thế, hai là hủy nhiều công ty họ biết thì mình càng khó nhận khách hơn".
Tên nhân vật đã được thay đổi.