“Cuộc chiến” quanh thông tư đóng cửa thị trường ôtô nhập
Hiệp hội các nhà sản xuất xe Việt Nam (VAMA) cùng nhóm các nhà nhập khẩu chính hãng đồng loạt gửi kiến nghị xin Thủ tướng thay thông tư 20/2011-TT BTC về quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống trên bằng một nghị định tương tự.
- 08-04-2016Từ 1/7, giảm mạnh thuế với ô tô nhập khẩu
- 28-03-2016Dấu hiệu hồi phục của ôtô nhập khẩu
- 24-03-2016Tiếp tục điều chỉnh thuế ôtô nhập khẩu?
Vài ngày trước thời điểm thông tư này có nguy cơ hết hiệu lực, VAMA cùng các nhà nhập khẩu chính hãng, Hiệp hội DN Châu Âu, Hiệp hội DN Đức... đồng loạt gửi công văn bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực của việc này đối với quyền lợi người tiêu dùng cũng như các vấn đề liên quan tới ATGT hay bảo vệ môi trường đồng thời đưa ra đề xuất Chính phủ ban hành nghị định thay thông tư trên.
Lý giải cho đề xuất này, VAMA cho rằng thông tư 20 đã làm tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi NTD và ôtô là sản phẩm phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ, ảnh hưởng đến tính mạng nhiều người tham gia giao thông nên kinh doanh ôtô phải có dịch vụ chuyên nghiệp. Theo VAMA, khi thông tư hết hiệu lực và không được thay thế "ai sẽ đảm bảo chất lượng xe và dịch vụ khách hàng, các chiến dịch triệu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ nếu những nhà nhập khẩu không chính hãng sẽ dừng hoạt động sau đó vì những lý do nào đó".
Hiệp hội này nhận định việc gỡ bỏ thông tư trên sẽ tạo điều kiện tái diễn tình trạng các nhà nhập khẩu không chính hãng trốn thuế bằng việc khai giá mua/bán xe thấp hơn thực tế và thanh toán bất hợp pháp ra nước ngoài và sẽ ảnh hưởng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường và ngành công nghiệp ôtô bằng một nghị định tương tự.
Cũng gửi kiến nghị lên Thủ tướng, nhóm các nhà nhập khẩu ôtô chính hãng (VIVA), Hiệp hội DN Châu Âu, hiệp hội các DN Đức tại Việt Nam và phòng thương mại và công nghệ Đức tại Việt Nam đề nghị giữ quy định của thông tư 20 bày tỏ sự ủng hộ với việc giữ quy định của thông tư 20 và đề nghị Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp lấy ý kiến từ VIVA và VAMA trước khi điều chỉnh hoặc bãi bỏ thông tư này.
VIVA đưa ra các vấn đề liên quan tới bảo hành, bảo dưỡng, linh kiện, phụ tùng chính cũng chuyện thu hồi sản phẩm lỗi và cho rằng trong các trường hợp bắt buộc phải thu hồi sản phẩm lỗi, chỉ có các đơn vị Nhập khẩu / Phân phối được ủy quyền chính hãng mới có trách nhiệm thực hiện thu hồi sản phẩm và phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan cho khách hàng với chính hãng sản xuất. Các nhà Phân phối ô tô nhập khẩu không chính thức không thể đảm bảo việc thu hồi sản phẩm lỗi cho những người sử dụng ô tô hay yêu cầu chính hãng sản xuất xử lý các vấn đề liên quan cho khách hàng.
VIVA cũng nhận định thông tư 20/2011/TT-BCT đã tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, hạn chế thị trường nhập khẩu ôtô không chính thức, tạo điều kiện thu hút thêm các nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam cũng như bảo hộ người sản xuất ôtô trong nước.
Không chỉ đưa ra ý kiến với tư cách một thành viên VAMA, Trường Hải - DN xe có thị phần lớn nhất Việt Nam còn có kiến nghị riêng lên Thủ tướng trong đó đề xuất ngay khi thông tư trên hết hiệu lực, Chính phủ cần có những giải pháp, quy định để chống gian lận thương mại về chuyển giá khi nhập xe, ổn định thị trường và thể hiện chính sách nhất quán trong điều hành hoặc duy trì thông tư trên thêm một thời gian ngắn nhất định và giao cho các bộ ngành liên quan đánh giá, xem xét lại.
DN xe số 1 Việt Nam cho rằng những ý kiến xung quanh thông tư 20 thời gian qua chỉ thực hiện với một vài DN kinh doanh ôtô nhỏ mà thiếu các DN lớn như Trường Hải đồng thời khẳng định các đề xuất trên là vì sự phát triển lành mạnh của thị trường ôtô và nền kinh tế chung chứ không vì lợi ích riêng của DN hay nhóm DN.
Trước đó, VCCI cùng một số DN nhập khẩu xe không chính hãng đề xuất gỡ bỏ thông tư 20 vì thông tư này là trái luật và tạo ra giấy phép con bóp chết nhiều DN cũng như tạo thế độc quyền trên thị trường xe. Đề xuất trên cùng khả năng thông tư 20 sẽ bị khai tử sau ngày 1.7 cùng hàng nghìn giấy phép con khác khiến VAMA và các nhà nhập khẩu chính hãng lo ngại.
Với những lý lẽ khác nhau, hai nhóm DN chính hãng và không chính hãng một lần nữa lại đối đầu xung quanh câu chuyện đóng hay mở thị trường ôtô nhập khẩu. Cuộc đối đầu này từng xảy ra năm 2011 với phần thắng thuộc về VAMA và các DN chính hãng. Hiện chưa rõ thị trường ôtô Việt Nam sẽ duy trì tình thế hiện tại hay xáo trộn mạnh trước thềm hội nhập.
Lao động