Cuộc chiến sử dụng nhạc giữa Tiktok và Universal
Universal đã có hành động tuyên chiến với TikTok, vì nền tảng này chi tiền ít, thờ ơ trong việc bảo vệ nghệ sĩ trước sự xâm lấn của AI.
- 02-02-2024Máy bay gặp sự cố rồi lao xuống khu nhà di động ở Florida, hiện trường tan hoang chìm trong biển lửa
- 02-02-2024Thời của mỹ phẩm nội địa Trung: L’Oréal không theo kịp mạng xã hội trong khi thương hiệu ‘cây nhà lá vườn’ đã độc chiếm Douyin, có nhà máy hậu thuẫn
- 02-02-2024Hơn 50 tỷ USD thù lao bị ‘đóng băng’, Elon Musk bức xúc đề nghị di dời Tesla
TikTok đã phản ứng mạnh trước quyết định cắt đứt quan hệ với nền tảng truyền thông xã hội của Universal Music Group, đồng thời cáo buộc công ty âm nhạc này có những hành động tham lam và vụ lợi.
Phản hồi được đưa ra trong một tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi công ty âm nhạc lớn nhất thế giới Universal Music Group (UMG) đã đưa ra thông báo về việc sẽ rút nhạc của các nghệ sĩ của hãng khỏi nền tảng TikTok
Phản hồi của TikTok, dưới dạng một tuyên bố ngắn gọn, cáo buộc Universal lợi ích cá nhân và “lời tường thuật sai sự thật”.
Trong thư ngỏ được đăng tải công khai, UMG tiết lộ hợp đồng giữa hãng và TikTok hết hạn vào ngày 31/1/2024 (theo giờ Mỹ), sau đó, các sản phẩm âm nhạc thuộc quyền sở hữu của hãng sẽ rút khỏi nền tảng TikTok.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc "chia tay" của UMG và TikTok bắt nguồn từ việc phía TikTok được cho là không chi trả xứng đáng cho việc dùng nhạc của các nghệ sĩ. Cụ thể, mặc dù có lượng người dùng lớn nhưng TikTok chỉ chiếm 1% lợi nhuận của tập đoàn UMG.
Ngoài ra, TikTok cũng không đảm bảo quyền lợi cho các nghệ sĩ, trong bối cảnh công nghệ A.I đang phát triển lớn mạnh, khiến giọng hát của nhiều ca sĩ bị sử dụng cho mục đích riêng nhằm thu lợi bất chính.
Trong tuyên bố của mình được công bố trực tuyến vào ngày 30/1 Universal cáo buộc người chơi mạng xã hội đưa ra một thỏa thuận sẽ dẫn đến kết quả việc các nghệ sĩ của hãng được trả một mức giá chỉ bằng một phần nhỏ so với mức mà các nền tảng xã hội lớn có vị trí tương tự phải trả.
Hãng tuyên bố: “Thành công của TikTok với tư cách là một trong những nền tảng xã hội lớn nhất thế giới phần lớn được xây dựng nhờ âm nhạc do các nghệ sĩ và nhạc sĩ của chúng tôi tạo ra. Phân tích của chúng tôi xác nhận rằng phần lớn nội dung trên TikTok chứa âm nhạc, nhiều hơn bất kỳ nền tảng xã hội lớn nào khác.”
Trong năm tài chính 2022, tổng doanh thu của Universal chỉ dưới 11 tỷ USD, trong đó hơn một nửa (5,6 tỷ USD) đến từ phí phát trực tuyến kỹ thuật số và phí đăng ký cho nhạc ghi âm. Doanh thu kỹ thuật số từ xuất bản chiếm thêm 1 tỷ USD.
Universal cũng tuyên bố TikTok đã không thực hiện các bước đủ quan trọng để bảo vệ bản quyền âm nhạc của nghệ sỹ khỏi “tác động có hại của AI” và không làm gì nhiều để đảm bảo “sự an toàn trực tuyến” cho người dùng.
TikTok vào đầu tháng này đã ra mắt tùy chọn “Bài hát AI”, trong đó người dùng có thể tạo nhạc gốc, dựa trên lời nhắc bằng văn bản, để đi kèm với clip của họ. Tuần trước, họ đã tiết lộ một công cụ AI khác, hệ thống “StreamVoice”, với công cụ này có thể sao chép hầu như giọng nói của bất kỳ ai.
Hợp đồng của UMG với TikTok có thời hạn từ năm 2021, hãng cấp phép cho TikTok các bản nhạc hãng đã thu âm và của các nhạc sĩ liên kết với Universal Music Publishing Group.
Theo thỏa thuận, UMG đã đồng ý với các tính năng mới của TikTok, như cho phép người dùng kết hợp sử dụng từ danh mục âm nhạc đầy đủ của hãng. Tuy nhiên khi TikTok bắt đầu tập trung nhiều hơn vào việc sáng tạo và quản lý âm nhạc thì mọi chuyện đã khác.
Không chỉ các nghệ sĩ Âu Mỹ như Taylor Swift, nhóm BTS, Drake, Ariana Grande, The Weeknd, Lady Gaga, Lana Del Rey, Billie Eilish, Eminem, Nicki Minaj, Justin Bieber, Karol G và Post Malone, "trận chiến" này của UMG và TikTok còn có thể ảnh hưởng đến các nghệ sĩ K-pop đang hoạt động dưới sự phân phối của UMG và các công ty con như BTS, BlackPink, Seventeen, Sunmi..
Hành động trên của UMG được đưa ra chỉ vài ngày trước Lễ trao giải Grammy 2024, điều này được coi như bước tuyên chiến của hãng đĩa này với TikTok, khi người dùng sẽ không thể sử dụng và nghe lại các bài hát hàng đầu của họ trong các video trên TikTok.
Đây không phải là lần đầu tiên ngành kinh doanh âm nhạc gặp vấn đề với TikTok. Vào năm 2019, khi nền tảng này mới bắt đầu hoạt động, Hiệp hội các nhà xuất bản âm nhạc quốc gia (NMPA) đã kêu gọi điều tra TikTok về hành vi trộm cắp bản quyền tiềm ẩn.
Sony và Warner cũng đã có nhiều tranh cãi với công ty về vấn đề cấp phép. Các giao dịch cuối cùng được thực hiện vào năm 2020 và 2021 cho thấy nền tảng truyền thông xã hội cung cấp một thỏa thuận giá cố định cho việc sử dụng âm nhạc không giới hạn.
Trong Báo cáo tác động âm nhạc được xuất bản vào tháng 11/2023, TikTok đã công bố những phát hiện của nghiên cứu mà họ đã thực hiện về mối quan hệ giữa nền tảng và hoạt động kinh doanh âm nhạc.
Công ty tuyên bố TikTok là động lực thúc đẩy việc khám phá âm nhạc trong ngành. Người dùng TikTok là những động lực tích cực, tương tác và có giá trị cao đối với doanh thu của ngành âm nhạc. Mức độ tương tác của người dùng với TikTok cao hơn cho dù đó là lượt thích, lượt xem hay lượt chia sẻ,tương ứng với lượng phát trực tuyến tăng cao.
Công ty cho biết: “Thật buồn và thất vọng khi Universal Music Group đã đặt lòng tham của mình lên trên lợi ích của các nghệ sĩ và nhạc sĩ của họ”.
TikTok không chỉ là nơi giao lưu, kết nối fan mà còn là kênh quảng bá âm nhạc cực hiệu quả . Do đó, nếu UMG thực sự "quay lưng" với nền tảng chia sẻ video ngắn này, các nghệ sĩ kể trên có nguy cơ thiếu đi một nền tảng quảng bá nhạc, lợi bất cập hại.
Báo Tin Tức