MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc chiến thương mại đang diễn ra căng thẳng, Starbucks vẫn quyết định mở rộng thị trường tại Trung Quốc

07-08-2018 - 19:10 PM | Tài chính quốc tế

Cơ hội thúc đẩy doanh thu không đến từ Seattle, mà lại là Quảng Châu.

Ông Trump khoe khoang về việc đồng NDT đang suy yếu và thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm điểm liên tục là minh chứng rằng ông đang dành chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan. Phía Trung Quốc cho biết, cuộc chiến sẽ còn căng thẳng hơn.

Trong khi đó, hôm 2/8 vừa rồi, Starbucks chính thức "bắt tay" với nền tảng giao thực phẩm Ele.me của Alibaba với mục tiêu thúc đẩy doanh thu tại thị trường Trung Quốc. Công ty này cho hay, họ sẽ mở hơn 2000 cửa hàng tại 30 thành phố vào cuối năm 2018, trực tiếp cạnh tranh với các hãng cafe nội địa.

Hiện tại, Starbucks đang hợp tác với Alibaba để đưa dịch vụ giao đồ uống và thực phẩm của mình vào thị trường Trung Quốc. Trong một thông báo được đưa ra vào tuần trước, hai công ty vẫn có một phần đang ở "thế phòng thủ". Thế nhưng đó lại là minh chứng cho sức mạnh của thị trường nội địa Trung Quốc, một thị trường Starbucks hy vọng sẽ mang lại doanh thu cao hơn Mỹ. 

Thoả thuận này cũng cho thấy rằng Alibaba có thể đang thu hẹp quy mô mở rộng thị trường tại Mỹ nhằm đối phó với nỗ lực chống Trung Quốc của chính quyền Trump và mối quan hệ không tốt với các công ty Mỹ cũng "không thành vấn đề" đối với ông Jack Ma. Và ngược lại, ông Trump cũng không e ngại việc các công ty Mỹ "rút lui" khỏi Trung Quốc. Trung Quốc không vì thế mà dừng lại, sự chuyển biến của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra ở hiện tại và các cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020 hay 2040.

Nếu mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là trở thành một cường quốc kinh tế đang gặp bất kỳ một trở ngại nào thì Starbucks cũng không thực hiện bước tiến như hiện tại - quyết định của ông Trump không làm "lung lay" Starbucks. Để nói rõ, thông cáo báo chí của công ty này không hề đề cập đến cuộc chiến thương mại, thuế quan hay là ngài tổng thống. Nhưng đó là điều đương nhiên, không công ty nào muốn mình trở thành tâm điểm của những cuộc "khẩu chiến" trên mạng xã hội, những con số sẽ lên tiếng thay họ. Hợp tác với Alibaba, mục tiêu của Starbucks là mở hơn 2.000 cửa hàng tại 30 thành phố của Trung Quốc cho đến cuối năm nay.

Thế nhưng, dự định của Starbucks và dịch vụ giao hàng Ele.me của Alibaba lại chẳng diễn ra thuận lợi. Theo Bloomberg, hai công ty này đang có cuộc tranh giành nảy lửa ở Trung Quốc, họ phải cạnh tranh với một loạt startup cafe ở thị trường nội địa, ví dụ như Luckin Coffee đang dần bắt kịp đà phát triển của Starbucks. Trong khi đó, Ele.me đang sở hữu một khoản tiền từ Meituan-Dianping, do Tencent hậu thuẫn.

Nền kinh tế đang có sự chuyển mình, tăng trưởng tổng thể ở Trung Quốc đồng thời cũng chậm lại. Đó là kết quả của những bước đi trước đó nhằm kiềm chế khoản nợ bởi tác động bởi thuế quan từ phía Mỹ. Thách thức đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là kiểm soát sự phát triển của nền kinh tế đến mức vừa đủ để ngăn chặn những diễn biến tệ hơn, mà không lơ đễnh trong việc kiểm soát đòn bẩy kinh tế. Chính phủ nước này muốn thấy sự ổn định, họ sẽ dần đạt được và "cuộc cách mạnh tiêu dùng" sẽ tiếp tục diễn ra.

Chắc chắn rằng, Starbucks sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, nhưng rõ ràng họ vẫn đang đặt cược vào Bắc Kinh để thực hiện mục tiêu của mình.

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên