MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc đua ngân hàng bán lẻ: Miếng bánh lớn nhưng có dễ “xơi”?

07-12-2016 - 15:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Trước sự biến động của nền kinh tế tài chính trong nước và thế giới, các ngân hàng Việt Nam đang hướng dần sang lĩnh vực bán lẻ. Cuộc đua giành thị phần ở thị trường còn đầy tiềm năng này ngày càng trở nên gay gắt khi mỗi ngân hàng đều có những ưu thế riêng...

Bánh ngon nhưng khó nuốt

Việt Nam với dân số hơn 91 triệu người, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp, bên cạnh đó, phần lớn người dùng chỉ mới dừng ở mức sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản như: tài khoản, ATM hay các dịch vụ thanh toán cơ bản. Vì vậy, theo nhận định của các chuyên gia, dân số nước ta trẻ, đang ở độ tuổi vàng, mức độ sử dụng công nghệ ngày càng tăng, trong khi tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp,… hơn nữa, vài năm gần đây, văn hóa tiêu dùng đã dần thay đổi với số người dân vay vốn để chi tiêu ngày càng nhiều hơn khiến lĩnh vực bán lẻ trở thành mảnh đất đầy tiềm năng với các ngân hàng.

Mặc dù thị trường còn rộng lớn và đầu tiềm năng, tuy nhiên, miếng bánh ngon không hề dễ xơi bởi cuộc cạnh tranh phát triển bán lẻ không chỉ giữa các ngân hàng nội với nhau mà còn cả với các ngân hàng nước ngoài. Cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ của các ngân hàng ngày càng gay cấn bởi ngân hàng nào cũng có thế mạnh riêng. Các ngân hàng Việt Nam đang tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa sản phẩm, cải thiện năng lực quản trị, hướng tới nâng cao sức cạnh tranh.

Đây là thách thức tuy lớn nhưng lại là áp lực cần thiết để các ngân hàng trong nước tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, công nghệ... trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần.

Cuộc đua chưa bao giờ hết nóng

Nếu BIDV đang dẫn đầu thị trường bán lẻ ở sản phẩm cho vay mua nhà, thì Vietcombank từ lâu đã chiếm ưu thế về dịch vụ thẻ với thị phần lên tới gần 30%. Âm thầm hơn trong cuộc đua bán lẻ, song Agribank lại có lợi thế mảng bán lẻ ở thị trường nông thôn rộng lớn...

Đây không chỉ là cuộc đua của các ngân hàng TMCP quốc doanh, miếng bánh lớn đầy tiềm năng này vẫn đang được phân chia lại bởi nỗ lực của khối ngân hàng TMCP. Cuộc đua ngày càng gay gắt hơn khi các nhà băng đều ấp ủ những chiến lược lớn cho thị trường bán lẻ.

Với định vị là một ngân hàng dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam (OCB) đã đạt được những bước tăng trưởng mạnh. Năm 2016, OCB lọt vào Top 20 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam vinh danh. Những chỉ số khả quan về hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng của OCB đang thuộc Top các Ngân hàng dẫn đầu.

Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2016, tổng tài sản tăng trưởng của OCB đạt 61.216 tỷ; lợi nhuận trước thuế đạt 427 tỷ tăng 160% so với năm 2015, dư nợ cho vay tăng 30%, tổng huy động thị trường 1 tăng 42,5%, tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức tốt và giảm xuống 1,77%.

Đồng thời, OCB không ngừng nghiên cứu và liên tục đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng phân khúc khách hàng. Đây cũng là ngân hàng tiên phong trong việc chủ động thực hiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến ngày 11/11/2016, OCB đã hoàn tất giai đoạn 1 của dự án Phòng, chống rửa tiền, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành dự án Basel II vào tháng 2/2017 để đảm bảo hệ thống quản trị hoạt động tốt và an toàn tối đa cho khách hàng khi giao dịch.

Phòng chống rửa tiền là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành Ngân hàng để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Phòng chống rửa tiền là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành Ngân hàng để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc chia sẻ: “Các giải pháp đồng bộ đang được triển khai mạnh mẽ ở OCB bắt đầu từ việc gia tăng giá trị cho khách hàng trên mỗi sản phẩm dịch vụ đến chất lượng phục vụ tận tâm và cơ cấu vận hành là hướng đi đúng. Hiện khả năng tiếp cận thông tin của các ngân hàng Việt Nam không thua kém so với với các ngân hàng ngoại quốc. Mới đây, OCB đã hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu thế giới như Tập đoàn Microsolf, Gartner,… nhằm tư vấn nội bộ cho Ngân hàng về định hướng phát triển và cập nhật thông tin thường xuyên, nhờ đó giúp OCB nhanh chóng nắm bắt những đổi mới công nghệ và thay đổi hệ thống quản trị theo kịp xu hướng chung toàn cầu”.

Với xu thế phát triển của thị trường, trong thời gian tới, cuộc đua thứ hạng trên thị trường bán lẻ vẫn khốc liệt và vị thế của các ngân hàng sẽ liên tục thay đổi. Vị trí dẫn đầu sẽ thuộc về ngân hàng có mạng lưới tốt, chất lượng dịch vụ khách hàng hoàn hỏa, hệ thông công nghệ thông tin hiện đại…

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên