Cuộc họp 16 tiếng đâm vào ngõ cụt, EU thất bại trong việc tìm ra thỏa thuận kích thích kinh tế chống Covid-19
Các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU zone) đã không thể đạt được thỏa thuận kích thích kinh tế để đối phó với tác động của đại dịch.
- 07-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 7/4: Thủ tướng Anh phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt; dịch bệnh ở châu Âu cho thấy dấu hiệu đạt đỉnh
- 06-04-2020Giữa châu Âu có một đất nước hoàn toàn ổn khi thi hành "cách ly xã hội" trong dịch Covid-19: Chúng tôi ngại hòa đồng, nhưng cực giỏi ở một mình
- 04-04-2020Đại dịch Covid-19 sẽ buộc châu Âu phải ra quyết định về số phận Italy
- 04-04-2020Báo Đức: "Sự ngạo mạn chết người" ở châu Âu và hình mẫu chống dịch đáng học hỏi từ châu Á
- 31-03-2020Cuộc sống kinh tế sau Covid-19: Thế giới học được gì từ đại dịch Cái chết đen, xóa sổ 60% dân số châu Âu
Covid-19, bùng lên ở Trung Quốc năm 2019, đang khiến các nền kinh tế lớn của châu Âu rơi vào tình trạng bị phong tỏa. Hoạt động kinh doanh đang bị đình trệ trong khu vực châu Âu và điều đó gây áp lực, buộc các chính phủ phải có những hành động táo bạo để hỗ trợ doanh nghiệp và công dân.
Tuy nhiên, sau 16 giờ đàm phán, các bộ trưởng tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU zone) vẫn chia rẽ về cách tốt nhất để cung cấp các khoản vay cũng như các vấn đề liên quan đến nợ chung của châu Âu.
"Chúng tôi đã tiến gần một thỏa thuận nhưng vẫn chưa thể có được nó", ông Mario Centeno, chủ trì cuộc họp của 19 bộ trưởng tài chính EU, viết trên Twitter.
Nhóm các bộ trưởng đã bàn thảo về một hạn mức tín dụng mới được cung cấp bởi Cơ chế Ổn định châu Âu, một quỹ khẩn cấp được thành lập sau cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền. Một vài trong số các quốc gia, đặc biệt là Hà Lan, thúc đẩy các điều kiện gắn liền với những khoản vay. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Italy và Tây Ban Nha không muốn có bất cứ điều kiện nào.
Các bộ trưởng cũng bị chia rẽ trong việc hướng tới phát hành nợ chung. Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Ireland và Luxembourg thúc đẩy một cam kết bằng văn bản nhằm hướng tới việc phát hành nợ chung. Tuy nhiên, một lần nữa, Hà Lan lại phản đối.
Wopke Hoekstra, bộ trưởng tài chính Hà Lan, cho biết rằng đất nước của ông "đã và vẫn chống lại ý tưởng về trái phiếu bằng đồng euro, một công cụ kết hợp với chứng khoán các nước châu Âu". "Chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải pháp cho EU. Chúng tôi sẽ phải đảm bảo các khoản nợ của các quốc gia khác, một điều không hợp lý", ông Hoekstra cho biết thêm trên Twitter.
Những khác biệt buộc các bộ trưởng tài chính phải có cuộc họp thâu đêm nhằm đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, điều đó đã không thể diễn ra. Việc các nước EU càng lâu đạt được một thỏa thuận, ý nghĩa của nó càng sụt giảm nhất là khi các quốc gia đang phải oằn mình chống lại dịch bệnh đang bùng phát ở châu Âu.
"Về lâu dài, cách mà EU và khu vực đồng tiền chung châu Âu phản ứng với tình trạng khẩn cấp, điều chưa từng có được gây ra bởi virus corona, có thể định hình thái độ đối với sự hội nhập ở châu Âu trong nhiều thập kỷ tới", ông Marion Hense, nhà kinh tế tại ngân hàng Berenberg, cho biết.
Tình trạng bế tắc ngay lập tức được các đảng phái chống EU tận dụng. Matteo Salvini, người đứng đầu đảng Lega chống EU ở Italy, cho biết ông không tin tưởng vào các khoản vay từ EU và ông cũng không muốn Italy phải hỏi Berlin hay Brussels để có thêm tiền.
Tại Đức, những người chống Eu cũng lên tiếng. Họ không muốn tiền thuế của người Đức bị đổ vào các khoản nợ của cả EU.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19