Cuộc sống có nhiều thứ cần để quan tâm hơn những căng thẳng chốn công sở và giao tiếp tốt là chìa khóa giúp bạn giải quyết vấn đề, cân bằng mọi thứ
Đừng để những căng thẳng tại nơi làm việc trở thành đám mây u ám trong cuộc sống của bạn. Khi tìm thấy sự cân bằng và sức mạnh trong chính mình, bạn sẽ có được sự tôn trọng từ người xung quanh.
- 19-07-2018Con đường thành công của nhà sáng lập đế chế truyền thông 9GAG: Thận trọng từng bước, không sao chép người khác mà hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
- 18-07-2018Những người thành công hiểu rõ 1 điều mà số đông ít biết: Bạn chẳng thể đạt được mục tiêu lớn nếu không chịu từ bỏ điều gì
Vị trí trưởng phòng bạn phấn đấu nhiều năm trời mới có được, rồi một ngày nọ, sếp thông báo với bạn rằng, bạn sẽ phải chia sẻ vị trí với một nhân viên mới. Có vẻ như bạn đang tức giận và ở mức chịu đựng của bản thân. Bạn cảm thấy không được tôn trọng.
Thực tế là ông chủ thậm chí không thông báo với bạn một cách thẳng thắn rằng bạn sẽ phải chia sẻ văn phòng của bạn với người khác. Điều này cho thấy rằng, ông ta không coi trọng bạn và mặc định đó là một điều hiển nhiên. Mối quan hệ giữa bạn và người quản lý, công việc rất quan trọng. Nếu đó là một mối quan hệ tốt, bình đẳng, bạn sẽ cảm thấy bản thân có giá trị, được công nhận và tôn trọng. Và cũng giống như bất kỳ mối quan hệ nào, điều đó đòi hỏi bạn có một kỹ năng giao tiếp tốt.
Liệu có phải là khôn ngoan khi trao đổi thẳng thắn với sếp. Câu trả lời ngắn gọn: Chính xác là như vậy! Mọi quản lý đều bận rộn và họ cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, không đủ khả năng để hiểu hết nhân viên của mình. Mọi quản lý đều muốn lắng nghe nguyện vọng của nhân viên. Vì thế, cấp dưới cần biết cách truyền đạt nhu cầu và mục tiêu của mình cho họ.
Tất nhiên, sẽ là không chuyên nghiệp nếu bạn bước vào phòng sếp và tức tối, đòi hỏi phải biết tại sao một số người ngoài cuộc không xứng đáng lại có được vị trí bằng bạn, trong khi bạn làm việc chăm chỉ lại bị phớt lờ. Điều đó có lẽ sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi tức giận tạm thời, nhưng đó là một ý tưởng khủng khiếp.
Thay vào đó, bạn nên trò chuyện trực tiếp với tư cách một người trưởng thành với sếp về những gì bạn muốn một cách cụ thể. Bạn có biết mình muốn gì không? Ví dụ, bạn đang tìm kiếm thêm công việc? Một văn phòng riêng? Vị trí mới? Tăng 10% lương?
Một khi bạn biết rõ bạn muốn gì, hãy sắp xếp một cuộc gặp với sếp và chuẩn bị cho cuộc trò chuyện. Như với bất kỳ cuộc thương lượng “khốc liệt” nào với nhà quản lí, tốt hơn hết là hãy loại bỏ yếu tố bất ngờ. Gửi email cho sếp của bạn và sắp xếp cuộc hẹn để thảo luận về “nguyện vọng nghề nghiệp và tương lai của bạn với công ty”. Sau đó, họ sẽ biết đó là vấn đề nghiêm trọng.
Các chuyên gia nhân sự khuyên bạn nên giữ cho cuộc trò chuyện tập trung vào bạn và con đường sự nghiệp của bạn thay vì nói về đồng nghiệp. Yêu cầu một mốc thời gian và thông tin phản hồi của sếp mà nhờ nó, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo. Có thể sếp không coi trọng bạn vì bạn đã không nói lên vấn đề và yêu cầu thêm ở bạn nếu bạn không đặt ranh giới.
Mặt khác, họ có thể không thực sự nhìn thấy bạn và giá trị bạn mang lại - bây giờ hoặc mãi mãi. Nếu như vậy, đó có thể là thời điểm bạn nên tìm một môi trường mới tốt hơn, có thể là một bộ phận mới hoặc công ty mới.
Dù bằng cách nào, bạn cũng cần phải tách rời cảm xúc ra khỏi công việc. Đó là một điều nói thì dễ nhưng thực sự khó thực hiện, nhưng chính điều đó tạo nên một thế giới khác biệt. Thử tập trung vào bản thân, gia đình và những thứ bạn thích bên ngoài văn phòng thay vì bận tâm đến những nỗi bực tức từ công sở.
Hãy nhớ rằng - có nhiều điều để quan tâm trong cuộc sống hơn là công việc, ngay cả khi bạn yêu thích những gì bạn đang làm. Khi bạn tìm thấy sự cân bằng và sức mạnh đó trong chính mình, sếp và đồng nghiệp của bạn có thể bắt đầu chú ý và tôn trọng bạn hơn.