Cuộc sống của ngôi làng không quạt, không điều hòa dưới cái nắng nóng hơn 50 độ C: 'Làm việc không quá 2 giờ/ngày, thời gian còn lại, chúng tôi ngồi'
Câu chuyện về cuộc sống của người dân ở ngôi làng này khiến nhiều ngạc nhiên khi hiện tại vẫn còn những khu vực không có quạt, không có điều hòa và họ phải chống chọi với cái nắng gay gắt, thậm chí là kỷ lục trong suốt 122 năm qua.
- 09-02-2023Thời tiết miền Bắc ồm ẩm kéo dài, nhiều người tâm trạng u ám không muốn làm việc, doanh nhân Minh Nhựa chia sẻ thực tế: Không có mood thì tôi cũng không đi làm!
- 01-12-2022Sốc nhiệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột có thể gây méo miệng, liệt mặt: Ghi nhớ 5 điều để đề phòng
- 02-09-2022Xuất hiện hiện tượng thời tiết hiếm gặp trong năm nay
Suman Shakya muốn tôi chạm vào bức tường bê tông trong phòng ngủ của cô ấy, nơi cậu con trai 1 tuổi của cô đang nằm ướt đẫm mồ hôi. Nó làm bỏng tay tôi như thể nó là một cái chảo lửa khổng lồ
"Bây giờ hãy tưởng tượng bạn ngồi trước chảo nóng trong thời tiết này để làm bánh rotis cho cả gia đình bạn sẽ chịu được bao lâu?", Suman nói.
Nhiệt độ bên ngoài là 44 °C (111 °F). Cổ họng tôi khô khốc và đầu óc quay cuồng. Mồ hôi đổ xuống mặt, chảy vào mắt và làm mờ tầm nhìn của tôi.
Shakya sống tại ngôi làng nông nghiệp Nagla Tulai ở bang Uttar Pradesh phía bắc Ấn Độ, nơi mới đây phải chịu đợt nắng nóng kinh khủng nhất vừa qua.
Năm nay, sau khi kết thúc một mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ đã tăng lên kể từ tháng Ba. Vào giữa tháng 5, nhiệt độ đạt 49 °C (120 °F), mức cao nhất mà Ấn Độ từng ghi nhận trong 122 năm. Kể từ tháng 5, các bản tin địa phương đã ghi nhận hơn 50 trường hợp tử vong do nắng nóng kỷ lục.
Vào cuối tháng 4, khi nhiệt độ ban ngày vượt quá 45 °C (113 °F), hầu hết cư dân của Nagla Tulai đã tìm kiếm sự trợ giúp trong những cơn gió nóng thổi ngoài trời. Kể từ khi vùng tây bắc Ấn Độ bắt đầu có nhiệt độ đáng báo động, chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân không nên ra ngoài nắng nếu có thể.
Chiếc quạt trần chạy bằng các tấm pin mặt trời chỉ hoạt động được vài giờ.
Nhưng Nagla Tulai là một trong số ít những ngôi làng ở Ấn Độ chưa được điện khí hóa. Điều đó có nghĩa là không có quạt, không có máy làm mát và không có điều hòa không khí cho hơn 150 hộ gia đình.
Thay vào đó, những người phụ nữ của Nagla Tulai đã mang việc nấu ăn của họ lên mái nhà. Ở đó, họ ngồi hàng giờ để nhét bùi nhùi vào bếp đất sét của mình để giữ cho chúng cháy ngay cả khi mặt trời phả lửa vào họ từ trên cao. "Bạn thậm chí không thể gạt mồ hôi trên mặt mình; nó sẽ làm ướt tay bạn và làm hỏng món quay," Shakya nói.
Làm việc không quá 2 giờ/ngày, phải câu trộm điện để tránh trả hóa đơn đắt đỏ hàng tháng
Một báo cáo của World Weather Attribution cho thấy khả năng xảy ra một đợt nắng nóng như năm nay đã tăng gấp 30 lần kể từ thế kỷ 19. Và một nghiên cứu được thực hiện bởi Văn phòng Met của Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng khả năng xảy ra các đợt nắng nóng chưa từng có ở Ấn Độ và Pakistan đã cao hơn gấp 100 lần do biến đổi khí hậu.
Câu hỏi mang tính cấp bách được đặt ra là: "Họ sẽ phải làm thế nào để đối phó với sức nóng đe dọa đến tính mạng của chính mình như vậy?"
Vimal Mishra, một nhà khoa học khí hậu tại Viện Công nghệ Ấn Độ Gandhinagar ở bang Gujarat phía tây, cho biết tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng đỉnh điểm này, nhưng ở mức độ khác nhau.
"Những người ít bị ảnh hưởng là những người có đủ khả năng mua máy lạnh", ông nói.
Thật vậy, doanh số bán máy điều hòa không khí đã tăng vọt ở Ấn Độ kể từ tháng 3, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Ở Etah, thành phố gần Nagla Tulai nhất, tiếng hoạt động ngày đêm của máy điều hòa át đi mọi tiếng ồn khác mỗi khi có điện.
Devesh Singh, một nhà báo truyền hình, người đã viết báo cáo về mùa hè của Etah trong 22 năm, cho biết: "Phần lớn các ngôi nhà đều chạy máy điều hòa không khí trong thị trấn này. Nhiều hộ gia đình trong thành phố ăn cắp điện cần thiết từ các công ty điện lực nhà nước để tránh phải trả các hóa đơn đắt đỏ. Họ làm điều đó bằng cách gắn một cái móc nhôm, gọi là katia, vào dây cáp điện chạy qua các đường phố".
Nhiều đối tượng đã câu trộm điện bằng cách mắc dây điện của nhà mình vào cột điện chung của thành phố vào ban đêm.
Tuy nhiên, ngay cả khi việc sử dụng máy điều hòa không khí đạt mức cao kỷ lục thì đại đa số người Ấn Độ vẫn không thể mua được cho gia đình mình một chiếc điều hòa giá rẻ.
Được biết, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia này là khoảng 91.000 rupee, và với một chiếc điều hòa cũng đã chiếm khoảng 1/4 khoản tiền đó.
Kinh khủng hơn ở đây tình trạng cắt điện diễn ra phổ biến trong mùa hè. Ở các thành phố lớn sẽ hạn chế nhưng ở các thị trấn và làng mạc, điều này không còn quá xa lạ với người dân sinh sống khu vực này.
Tình trạng thiếu than trầm trọng tại các nhà máy điện và nhu cầu điện khổng lồ đồng nghĩa với việc một số lượng lớn người dân phải xoay xở với 4 giờ điện hoặc ít hơn mỗi ngày ở một số bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất .
Hầu hết họ chờ đợi những cơn gió trời, tự quạt tay, hoặc ngâm mình trong nước để tìm cách giảm nhiệt độ trong ngày nắng nóng. Nhiều người lớn trong ngôi làng này thậm chí còn mang cả giường ra nằm ngủ dưới những gốc cây lớn.
Người dân nơi đây dành phần lớn thời gian để ngồi ngoài trời thay vì trong nhà bởi quá nắng nóng.
Không chỉ đơn thuần là chịu cái nóng, thời tiết oi bức quá độ còn khiến nhiều đứa trẻ đổ bệnh. "Chúng khóc suốt ngày suốt đêm. Hôm nay phát ban, hôm sau đau bụng, hôm sau nữa sốt xuất huyết. Tôi cảm thấy bị mắc kẹt trong vòng lặp con ốm, đưa con đến bệnh viện, khỏi rồi lại ốm ", một người phụ nữ tên Suman cho hay.
Priyanka Shakya, 16 tuổi, cho biết: "Ngay cả khi được sạc đầy, các tấm pin mặt trời chỉ hỗ trợ quạt chạy trong vài giờ. Vì vậy quạt chỉ dành vào ban đêm, bật khi trẻ con nóng và bắt đầu khóc".
Để làm việc, người dân ở đây sẽ phải đến các trang trại, họ cho rằng đó thật sự là thảm họa. Thời tiết quá nóng cũng khiến thời gian lao động của nhiều người dân ở đây rút ngắn lại. "Chúng tôi làm việc không quá 2 giờ/ngày. Thời gian còn lại, chúng tôi ngồi", Raja Ram, một nông dân địa phương cho biết.
Điều đó đồng nghĩa thu nhập của họ bị ảnh hưởng, khiến người dân nơi đây càng đau đầu vì bài toán mưu sinh.
Năm 2011, chính quyền địa phương đã lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mọi mái nhà trong làng. Người dân được thông báo rằng sau khi được sạc đầy, các tấm pin sẽ cung cấp năng lượng cho bóng đèn, quạt và thậm chí sạc điện thoại di động.
Sau đó, họ phát hiện ra rằng họ sẽ cần bộ biến tần để lưu trữ điện và pin để sạc bộ biến tần, và những thứ đó sẽ tốn khá nhiều chi phí.
Priyanka Shakya, một cô gái 16 tuổi cho biết: "Những gia đình có đủ khả năng sẽ chạy ba chiếc quạt bằng năng lượng mặt trời, một chiếc để làm mát cho đàn trâu của họ. Ngay cả khi được sạc đầy, các tấm pin mặt trời chỉ hỗ trợ quạt chạy trong vài giờ, vì vậy chúng được để dành vào ban đêm, để bật khi trẻ bắt đầu khóc."
Trẻ em ở Ấn Độ thường xuyên mắc bệnh vì quá nóng, họ không có điều hòa hay quạt để sử dụng.
Các nhà quản lý ở Ấn Độ đã đưa ra các lệnh hạn chế nhằm cảnh báo trước một đợt nắng nóng và các biện pháp khẩn cấp ngay giữa đợt nắng nóng. Những biện pháp đó có thể bao gồm đóng cửa trường học, công trường xây dựng và hủy bỏ chế độ nghỉ phép của bác sĩ.
"Không phải lúc nào mọi người cũng nhận thức được các triệu chứng do nắng nóng gây ra. Họ đến bệnh viện như biện pháp cuối cùng. Điều đó thường gây ra cái chết," Mishra nói.
Nhưng ở Nagla Tulai, Priyanka Shakya không còn chờ điện về làng nữa. Kế hoạch của cô là kết hôn và rời đi.
Thể thao & văn hóa