Cuộc sống của người trưởng thành: Ngẩng đầu làm việc là DŨNG KHÍ, cúi đầu làm người là BẢN LĨNH
Cuộc đời mỗi người thật khó tránh khỏi những lúc thăng trầm, khi có thể ngẩng cao đầu oai phong lẫm liệt, nhưng có khi lại rơi vào tình trạng cúi đầu lặng thinh.
Sự trưởng thành là gì? Trưởng thành là phải sáng suốt, biết tiến, biết lùi, biết bản thân đang ở đâu, không khiêm tốn cũng không hống hách, biết khuyết điểm của bản thân từ đó sửa chữa học hỏi.
Cổ nhân dạy rằng, những người biết cách cúi đầu, sống khiêm tốn mới là người có tự tin để ngẩng cao đầu đón ánh dương rực rỡ. Người biết nhượng bộ là người sẽ không bao giờ lùi bước trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Sống trên đời này, ai cũng cần học cách cúi đầu trước tiên thì mới có thể ngẩng đầu lên một cách kiêu ngạo. Chỉ người biết cách cúi đầu mới phát hiện ra thế giới hoàn toàn khác với những gì bạn vẫn thường trông thấy. Bạn cũng sẽ phát hiện ra một mặt hoàn toàn khác của bản thân. Đó chính là sự khiêm tốn và không bao giờ lùi bước.
Khi gặp những người có địa vị thấp hơn mình, đừng coi thường người khác, tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình. Con người ta không sinh ra để trở nên vĩ đại, nhưng họ dần thay đổi để bản thân trở nên vĩ đại qua trải nghiệm của cuộc sống.
Một người trưởng thành phải học được hai khả năng, ngẩng cao đầu không bỏ cuộc trước khó khăn, cúi đầu để thấu hiểu, an phận thủ thường.
Cúi đầu không phải là sự hèn nhát, yếu đuối mà là một dạng của khiêm tốn
Cúi đầu không phải nịnh hót, bợ đỡ, mà là sự thấu hiểu nhân sinh, biết được khả năng của bản thân nên sẵn sàng đối mặt với hiện thực, khiến tầm nhìn của mình trở nên rộng rãi thoáng đãng. Ảnh: Internet
Bản tính của con người vốn rất cố chấp, chẳng ai lại chịu cúi đầu trước bất cứ người hay vật gì. Thế nhưng, một người không biết cách cúi đầu sẽ chẳng làm nên thành tựu gì đáng kể. Còn người thông minh, bậc trí giả hiểu rằng, cúi đầu chính là một cách xử sự đầy khéo léo và sáng suốt.
Cúi đầu không phải là tự ti, càng không phải yếu đuối. Đó chẳng qua là cách thể hiện thái độ ôn hòa của bản thân với hoàn cảnh thực tế, giảm bớt cái tôi của mình. Có như vậy thì con người mới có thể tiến xa hơn, biến hoàn cảnh bất lợi trở thành bước tiến để nâng tầm bản thân.
Ngoài ra, sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết. Nhiều người cho rằng cúi đầu là biểu hiện của sự yếu đuối, cảm thấy sỉ nhục cho nên họ làm việc gì cũng rất bộc trực, thẳng thắn. Nhưng nào ngờ, cứng quá thì gãy. Thế cho nên, làm người phải biết co biết dãn, biết tiến biết lùi hợp thời mới nắm được chuẩn mực của cuộc sống.
Người có thể cầm có thể buông mới là người độ lượng; người biết nhẫn biết nhường mới là người khôn ngoan. Lùi lại một bước, mới có thể ung dung thản nhiên đối phó với mọi việc.
Cúi đầu cần dũng khí, ngẩng đầu cần ý chí
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. do vậy, muốn học đi trước hết phải học ngã. muốn ngẩng đầu thì phải biết cúi đầu. Cúi càng thấp, ngẩng càng cao. Cúi đầu hôm nay để ngẩng đầu ngày mai. Ảnh: Internet
Con người chứ không phải là bậc Thánh nhân. Do vậy, trong cuộc sống không tránh khỏi thiếu sót, thậm chí còn sai phạm. Tuy nhiên, dẫu đã có sai lầm ra sao, tất cả đều không đáng sợ, mà điều quan trọng nhất chính là phải có khả năng nhận thức và sửa đổi.
Cho nên, chỉ cần có dũng khí dám cúi đầu thừa nhận sai, có bản lĩnh ngẩng đầu đối mặt với khó khăn, rắc rối và sẵn sàng sửa đổi sai lầm. Ngã ở đâu đứng dậy ở đó thì mới mong nhận được sự cảm thông và bao dung của người khác, từ đó mà vươn lên, đạt được những thành tựu trong đời.
Lạc quan mà sống, tích cực tiến về phía trước, tin vào tương lai. Buông bỏ phiền não, chắc chắn bạn sẽ thấy yêu đời hơn.
Cúi đầu làm việc, ngẩng đầu làm người
Khi bước vào giai đoạn trưởng thành, ai cũng cần phải lao động, làm việc, vừa để kiếm kế sinh nhai, vừa thực hiện bổn phận xã hội. Hãy học cách cúi thấp đầu, an tịnh cái tâm, lùi một bước trong công việc. Người khác lấn tới một chút cũng đừng xốc nổi tranh giành, hãy nhường nửa bước, hãy nhịn một câu, rồi sẽ có được những gì đáng có.
Hãy làm người đường đường chính chính đứng giữa nhân gian. "Cây ngay không sợ chết đứng", làm người thì phải có khí phách, có sai thì sửa, có lỗi thì sửa lỗi, đừng cúi đầu, hạ thấp phẩm giá hay bợ đỡ, xu nịnh. Hãy ngẩng đầu mà sống, làm một người thấu hiểu trước sau, có khí phách, đạo đức, quanh minh, lỗi lạc.
Cúi đầu để nghĩ, ngẩng đầu để nhìn
Người xưa có câu: “Vĩ nhân vi kính khả trí đắc thất ” (lấy người làm gương, có thể nắm biết được, mất). Ảnh: Internet
Đời người giống như một quyển sách, mỗi khi đã viết ra rồi thì không thể xem như bản nháp, lại không thể viết lại. Do đó, úi đầu suy nghĩ, xem xét thận trọng vấn đề chính là để bản thân có thêm thời gian xem nên đối mặt với điều tiếp theo như thế nào để rồi tiến hành hoạch định cuộc đời, lựa chọn vai diễn và thiết kế bản thân. Ngẩng đầu để nhìn là quan sát hoàn cảnh và môi trường xung quanh, từ đó có thể đúc kết những kinh nghiệm của người khác, biến nó thành kĩ năng của bản thân.
Người biết cách cúi đầu suy xét chiều sâu, lúc ngẩng đầu chắc chắn sẽ nhìn thấy được xa gần, đúng sai; không bao giờ lo bản thân hành động lỗ mãng.
Cúi đầu lặng khóc, ngẩng đầu mỉm cười
Cuộc đời vốn đầy rẫy những khó khăn, vất vả, những điều không mong muốn thách thức bản lĩnh thật sự trong bản thân mỗi người. Do đó, nếu chẳng may phải đối mặt với thất bại, gian nan, bệnh tật khiến bạn muốn dừng bước, đừng vội buông bỏ đầu hàng số phận.
Bạn có thể khóc, có thể than vãn những lúc mềm yếu nhất. Nhưng hãy cúi đầu và buông xả cảm xúc, để khi ngẩng đầu lên ta vẫn tự tin đón ánh dương rực rỡ đang chiếu rọi. Nghịch cảnh chưa chắc đã là bất hạnh, đôi khi đó chính là món quà mà cuộc sống ban tặng. Bởi rằng ngẩng đầu có ánh dương, cúi đầu có bóng râm, trong đau đớn vẫn cần nở nụ cười.
Từ xưa đến nay, ngay cả các bậc vĩ nhân cũng từng không ít lần phải cúi đầu khi trải qua khổ cực, muộn phiền của cuộc sống. Nhưng rồi họ đều có thể ngẩng đầu mỉm cười đối diện với cuộc sống và nghênh đón một tương lai huy hoàng hơn. Đó là nhờ ý chí sắt đá, không chịu đầu hàng số phận.
Theo Aboluowang