Cuộc sống khốn cùng trong chuồng cọp dành cho người nghèo ở Hồng Kông
Với chiều dài 2m và chiều rộng chưa đầy 80 cm, chuồng cọp là nơi náu thân của những người khốn cùng nhất trong xã hội Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính lớn nhất của châu Á.
- 07-12-2016"Chung cư vạn dân" chưa là gì, người Việt sẽ cảm thấy mình may mắn nếu nhìn vào những chung cư "chuồng chim" ở Hồng Kông
- 21-10-2016Sàn chứng khoán Hồng Kông đóng cửa vì siêu bão
- 18-10-2016Tạm ngừng nhâp khẩu lạc từ Hồng Kông và Sudan
- 12-10-2016Hồng Kông: "Siêu cổ phiếu" tăng giá 6.000% kể từ khi IPO
Với những người giàu nhất Hồng Kông – thành phố phồn hoa bậc nhất trong khu vực, nhà là những ngôi biệt thự đắt giá có mặt hướng lên đỉnh núi Victoria Peak. Tuy nhiên, với những người nghèo nhất như Leung Cho-yin, nhà của họ thực chất là chuồng cọp, được cấu thành từ lưới thép và những thanh sắt, chỉ đủ rộng để một người nằm.
Những phận đời khốn khổ nhất Hồng Kông
Ông Leung Cho-yin, 67 tuổi, từng là thợ thịt lúc còn trẻ. Tuy nhiên, khi về già, sức khỏe không đủ để ông làm công việc cũ để mưu sinh. Đi cùng với tuổi tác là đói nghèo và khốn cùng. Ở tuổi gần 70, ông Leung phải chi 1.300 đô Hồng Kông, tương đương 140 USD để thuê một chiếc chuồng cọp làm nơi náu thân.
Người lớn tuổi phải sống trong những chuồng cọp chật hẹp vì không còn chỗ dựa. Ảnh: AP
Leung mất việc sau tai nạn lao động làm cụt một phần ngón tay từ 20 năm trước. Mới chỉ học hết lớp 7, Leung không thể tìm cho mình một công việc ổn định. Với khoản trợ cấp 4.000 đô Hồng Kông/tháng, ông phải chọn ở trong các chuồng cọp nhằm đảm bảo tiền ăn và các chi phí khác. Không vợ con khiến Leung chỉ có thể dựa vào bản thân mình.
Chuồng cọp thực chất chỉ lớn hơn một chút so với giường đơn. Nó được bao bọc bởi lưới thép và có một cửa ra vào để tăng cường an ninh. Người ta xếp chồng các chuồng cọp lên nhau để tăng diện tích sử dụng. Bên trong chuồng cọp, người ở chỉ có thể kê một tấm nệm để ngủ. Quần áo được treo vào những mắt lưới thép bao xung quanh chuồng cọp.
Ở Hồng Kông, có thể bắt gặp chuồng cọp ở những nơi dành cho người lao động, chẳng hạn như khu Tây Kowloon và các vùng lân cận. Căn hộ đặt những chuồng cọp thường dột nát, ẩm thấp và thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Tuy nhiên, chuồng cọp vẫn là nơi náu thân của hàng chục nghìn người lao động.
Mọi sinh hoạt gói gọn trong chuồng cọp dài chưa đầu 2m. Ảnh: Barcroft
Theo điều tra của một nhóm hoạt động vì phúc lợi xã hội ở Hồng Kông, có khoảng 100.000 người không được sống trong những ngôi nhà đúng nghĩa. Thay vào đó, một căn hộ thông thường được chia thành những căn phòng nhỏ như chuồng cọp để tăng diện tích sử dụng. Phổ biến nhất là 2 loại chuồng cọp bằng kim loại và bằng gỗ.
Cuộc chiến trong chuồng cọp
Ngoài sự chật hẹp, bần thỉu là vấn đề lớn nhất với các chuồng cọp tạm bợ ở Hồng Kông. Nhằm ngăn những con rệp núp mình trong những tấm gỗ lót tấn công, người ở phải dùng những miếng gỗ mỏng, chiếu trúc hay thậm chí là vải tẩm sơn đặt trên những tấm ván gỗ để thay nệm và ngăn lũ rệp chui lên tấn công.
“Tôi bị rệp cắn rất nhiều. Vì thế, tôi phải sử dụng tấm lót để ngăn chúng tiếp cận”, Leung vừa nói vừa vén chiếc áo khoác lông cừu rộng thùng thình màu xanh đã sờn rách, để lộ một dấu đỏ trên cánh tay. “Bạn chẳng làm gì được chúng cả. Tôi sống ở đây và tôi tồn tại được nhờ ở đây”.
Những người neo đơn trong chuồng cọp ở Hồng Kông. Ảnh: Barcoft
Giá nhà đất tăng vọt cộng với dân số không ngừng gia tăng khiến nhiều người phải sống trong điều kiện chật chội, bẩn và cực kỳ nguy hại tới sức khỏe. Thảm cảnh của họ cũng là mối lo lớn nhất của chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, những người đang phải vật lộn để ngăn cơn thịnh nộ của công chúng về cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng.
Giá nhà ở Hồng Kông tăng tới 23% trong 10 tháng đầu năm 2012 và tăng gấp đôi kể từ thời điểm chạm đáy năm 2008 bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đi cùng với giá bất động sản phi mã kéo theo giá tiền thuê nhà tăng vọt, đẩy những người thu nhập thấp vào cảnh khốn cùng. Cùng với đó, giấc mơ sở hữu nhà ở cũng vọt khỏi tầm tay nhiều người trong xã hội nhưng những ông trùm bất động sản lại giàu lên nhanh chóng.
Trong khi đó, các nhà đầu tư từ Trung Quốc đại lục ồ ạt đổ tiền vào bất động sản Hồng Kông nhằm chuộc lợi, càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng thiếu ở thành phố này. Nhiều gia đình phải chuyển tới những căn hộ nhỏ hơn, hay phải dọn tới sống trong các nhà xưởng. Chuồng cọp, những căn hộ dùng chung trở thành lựa chọn bất đắc dĩ của hàng chục nghìn người.
Trước tình cảnh này, nhà lập pháp Frederick Fung cảnh báo chính quyền cần giải quyết triệt để vấn đề. “Khi chúng tôi còn là học sinh, nhiều thí nghiệm đòi hỏi chúng tôi phải nhốt chuột vào trong những chiếc hộp nhỏ và chúng sẽ cắn xé nhau. Khi không gian sống trở nên quá chật chội, con người có xu hướng cảm thấy khó chịu, tuyệt vọng và giận dữ cao độ với chính quyền”, Fung cảnh báo.