Cuộc sống “tuổi xế chiều”: Không phải tiền tài hay địa vị, đây mới thực sự là 3 thước đo thành công và giàu có của một người
Trên thực tế, sự thành công không hề xuất phát từ giàu có, quyền lực, mức độ nổi tiếng hay việc bản thân mỗi người sở hữu bao nhiêu món đồ đắt tiền trước khi mất. Thành công, theo thước đo của các vị tỷ phú, nằm ở 3 điều này.
Con người khi đến "tuổi xế chiều" là tiến vào một giai đoạn mới. Đến độ tuổi này, người ta đã trải qua rất nhiều thăng trầm, gặp qua rất nhiều kiểu người và rất nhiều sự tình. Do đó, họ biết cái gì đúng, cái gì sai, cái gì cần buông bỏ, cái gì phải nắm giữ.
Người xưa có câu "Sống đến già, học đến già". Thực tế, nhiều người hiện "sống đến già, kiếm tiền đến già". Họ bận rộn cả đời để kiếm tiền và chưa bao giờ thỏa mãn với số tiền mà họ kiếm được. Nhưng nếu bận rộn quá thì chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ về cả thể xác và tinh thần, ngay cả khi đến cuối đời.
Cuộc sống có lúc cần chạy nhanh, nhưng cũng có lúc cần chậm lại, có lúc thuận buồm xuôi gió, cũng có lúc gặp phải chông gai. Không phải lúc nào cũng tiến về phía trước, đôi lúc chúng ta nên dừng lại hoặc lùi lại một bước để bản thân có thể thư thái và nghỉ ngơi. Để rồi bạn chợt nhận ra rằng sự thành công, món quà tuyệt vời nhất cho phần đời còn lại chính là 3 điều này.
1. Không bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh
Sức khỏe là điều cuối cùng của cuộc đời. Ở độ tuổi như nhau, có người đi lại thoải mái, nhưng có người lại phải ngồi trên xe lăn cả đời. Một số người thức dậy từ chiếc giường ấm áp mỗi ngày, trong khi những người khác chỉ có thể rên rỉ trên giường bệnh.
Sinh mệnh con người là vô cùng yếu ớt. Rất nhiều người khi bước vào tuổi "hoàng hôn" mới phát hiện ra sức khỏe của bản thân không còn được như trước. Con người khi bị bệnh, mệt mỏi thường sẽ nhìn lại quá khứ rồi hối hận bản thân đã không làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng khi bệnh có chuyển biến tốt thì người ta lại quên mất đạo lý này.
Khi con người còn trẻ và khỏe mạnh thì không ngừng tính toán danh lợi, buông thả trong rượu và sắc. Để rồi khi bước sang nửa khi cuộc đời hay khi cơ thể mắc bệnh, lại rơi vào hối hận. Đây chính là vòng quay mà con người thường mắc phải. Và chỉ khi bị bệnh, bản thân mới ngộ ra rằng: "Không có bệnh là hạnh phúc nhất!". Cho nên, đừng vì ham muốn, hưởng lạc vô độ mà hủy hoại thân thể.
Sức khỏe là điều cuối cùng của cuộc đời. Ở độ tuổi như nhau, có người đi lại thoải mái, nhưng có người lại phải ngồi trên xe lăn cả đời. Một số người thức dậy từ chiếc giường ấm áp mỗi ngày, trong khi những người khác chỉ có thể rên rỉ trên giường bệnh. Một số người có thể sum vầy ba bữa cùng gia đình, trong khi những người khác lại phải đối mặt với những nhân viên y tế.
Nếu là bạn, bạn sẽ chọn sống kiểu gì?
Phải biết rằng dưỡng thân, dưỡng tâm không chỉ có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, mà còn để gia đình yên tâm. Bởi vậy, trong nửa đời sau, thay vì thức khuya, thà dậy sớm để tận hưởng cuộc sống; thay vì đàn đúm nhậu nhẹt, hãy đi du lịch để mở mang trí óc; thay vì những bữa cơm nhiều dầu, nhiều đường, hãy cùng gia đình quây quần bên những món ăn đạm bạc.
Đi ngủ sớm, dậy sớm, tập thể dục nhiều hơn, suốt đời không bệnh tật, đây mới là sự thành công của cuộc sống.
2. Đừng ghét bỏ hay tranh đấu, hãy nuôi dưỡng trái tim
Những tổn thương và oán hận mà bản thân từng gặp phải, dưới tác dụng của thời gian, đến tuổi trung niên người ta sẽ thấy chúng phai nhạt dần. Oán hận người khác là cách lấy sai lầm của người khác trừng phạt bản thân mình. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, đừng để bản thân bị vây hãm trong nỗi oán hận.
Con người nên sống ở hiện tại, những oán hận trong quá khứ không nên lưu giữ mãi trong lòng. Khi ta buông bỏ oán hận, thế giới sẽ rộng mở trước mắt.
Cuộc sống vốn không như ý và rắc rối xảy ra hàng ngày cũng không tự nhiên mà có. Quá mệt mỏi với cuộc sống chẳng qua là do suy nghĩ quá nhiều mà không thể buông bỏ được. Ảnh: Aboluowang
3. Biết ơn nhiều hơn và ít than phiền, nuôi dưỡng đức hạnh
Khi trưởng thành, bạn sẽ ngày càng hiểu rằng vận may của cuộc đời một người nằm ở lời nói và việc làm của người đó trong thời điểm hiện tại.
Ngôn ngữ là vũ khí sắc bén, có thể đả thương người khác. Người đến tuổi trung niên cần hiểu được rằng nói chuyện là một loại nghệ thuật. Khi đã nhìn thấu một người, không cần nói tận, nói quá nhiều. Người trung niên càng không nên dùng ánh mắt "trên cao nhìn xuống" mà nói lời khoa trương, trịch thượng. Khi phiền lòng nên từ từ, chậm rãi nói.
Người đời vẫn thường nói: "Nước đổ khó hốt", bởi vậy, trước khi nói cần suy ngẫm, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để tránh lỡ lời, gây tổn thương cho người khác mà không thể vãn hồi lại được.
Có một trái tim nhân hậu và chân thành có thể giúp đỡ người khác và cải thiện bản thân. Mọi mối quan hệ trên đời này đều có nhân quả, tử tế với người khác chính là tích phúc cho chính mình.
Hãy nhìn những rắc rối của thế giới bằng sự lạc quan và đối xử với mọi người xung quanh bạn bằng ánh sáng của lòng nhân ái.
Theo Aboluowang