MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc sống và công việc chỉ khởi sắc khi loại bỏ 5 thói quen "ăn mòn" ý chí này

25-08-2020 - 17:52 PM | Sống

Ai cũng chỉ có 24 tiếng một ngày, những người tự tin biết bản thân muốn gì, có gì và sử dụng hiệu quả “nguồn vốn” đó để tự làm giàu cho bản thân.

Các nhà tâm lý học trên khắp thế giới đã nghiên cứu, đánh giá về những thói quen xấu ở những người thiếu tự tin. Tất cả những điều đó khiến cho con người cảm thấy bất an, khó có thể tìm thấy hạnh phúc. Ngược lại, những thói quen này không hề tồn tại ở những người tự tin và yêu thương chính bản thân mình.

Đã đến lúc bạn cần loại bỏ những thói quen tệ hại dưới đây để dần tạo cho bản thân một cuộc sống vui vẻ và tích cực hơn:

1. Tìm kiếm một người bạn để trấn an bản thân

Cuộc sống và công việc chỉ khởi sắc khi loại bỏ 5 thói quen ăn mòn ý chí này - Ảnh 1.

Khi bạn lo lắng hoặc sợ hãi, hãy tự trấn an rằng mọi thứ sẽ ổn. Giống như một loại thuốc giảm đau tác dụng nhanh, sự trấn an có thể xoa dịu nỗi đau và sự nghi ngờ về cảm xúc trong thời gian ngắn. Nhưng cũng giống như tất cả các loại thuốc giảm đau, sự trấn an chỉ là thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng, không có tác dụng chữa lành. Có thể bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm trong vài giờ, vài phút… có thể chỉ vài giây ngắn ngủi và sau đó, nỗi sợ hãi, lo lắng và bất an quay trở lại và thường mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nhưng bằng cách tìm kiếm sự trấn an từ một người khác, bạn đang nói với bộ não của mình rằng cảm giác lo lắng là nguy hiểm và cần phải loại bỏ. Mặc dù việc tìm kiếm sự trấn an từ người khác thường khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút, nhưng về lâu dài, điều đó chỉ làm tăng thêm sự lo lắng và kém tự tin của bạn vì nó luyện cho bộ não của bạn thói quen sợ hãi. Có nghĩa là, lần tới khi điều gì đó khiến bạn lo lắng, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và thiếu tự tin hơn nữa và bạn sẽ muốn sự trấn an đó nhiều hơn nữa.

Giải pháp cho tình thế này là: Nếu bạn muốn tự tin hơn, bạn phải huấn luyện bộ não của mình để tin rằng cảm giác lo lắng là khó chịu nhưng không nguy hiểm. Đó là thứ bạn có thể xử lý. Nhưng bộ não của bạn sẽ không bao giờ tin rằng bạn có thể xử lý nỗi sợ hãi và bất an nếu bạn luôn chạy đến chỗ người khác để được trấn an.

Lần tới khi bạn cảm thấy lo lắng, hãy xác nhận cảm giác đó là đáng sợ và khó chịu, nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng chỉ sợ hãi thì không nguy hiểm. Cho bộ não của bạn thấy rằng bạn có thể chịu đựng được cảm giác sợ hãi mà không cần phải tìm kiếm sự trấn an của người khác và nó sẽ giúp bạn tự tin vào tương lai.

2. Suy ngẫm về những sai lầm trong quá khứ

Cuộc sống và công việc chỉ khởi sắc khi loại bỏ 5 thói quen ăn mòn ý chí này - Ảnh 2.

Suy ngẫm là hình thức suy nghĩ mà chúng ta liên tục xem xét và lặp lại những sai lầm trước đây hoặc các sự kiện tiêu cực trong quá khứ, thậm chí nghĩ rằng làm như vậy sẽ không mang lại lợi ích thực sự nhưng lại có tác dụng phụ là cảm thấy bản thân thật tồi tệ.

Nhưng nếu việc suy ngẫm lại vô ích và chỉ khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ về bản thân và làm chúng ta mất tự tin, thì tại sao chúng ta lại làm điều đó?

Việc ngẫm nghĩ lại những gì đã xảy ra làm giảm sự tự tin và hạnh phúc của chúng ta về lâu dài. Bạn dễ dàng bị ám ảnh vì nó thực sự mang lại cảm giác tốt trong thời gian rất ngắn. Nó làm cho chúng ta cảm thấy có năng lực và chủ động, điều này làm giảm bớt sự khó chịu của sự bất lực.

Hãy học cách chấp nhận sự bất lực và không chắc chắn của chính mình. Ai cũng có thể phạm sai lầm. Cuộc sống là thế. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là làm việc để trở nên tốt hơn trong tương lai. Mặt khác, một trong những cách tốt nhất để trở nên tốt hơn trong tương lai là nâng cao sự tự tin và giá trị bản thân. Vì vậy, hãy bỏ thói quen suy ngẫm và cho phép bản thân được sống cuộc sống hướng về tương lai thay vì biến mình thành "tù nhân" của quá khứ.

3. Kỳ vọng quá nhiều vào bản thân

Những người tự tin là những người không hoàn hảo.

Chủ nghĩa hoàn hảo và nhu cầu cảm thấy hoàn hảo là nguyên nhân cho sự kém tự tin và lòng tự trọng thấp. Điều đó có nghĩa là bất cứ lúc nào bạn cảm thấy tồi tệ tức là bạn đang làm không đúng cách và cần phải làm việc chăm chỉ hơn.

Tất nhiên, điều mà những người tự tin nhất hiểu là cảm giác hoàn hảo không phải áp dụng với tất cả trường hợp. Trên thực tế, hầu hết những điều tốt nhất trong cuộc sống không khiến bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Ví dụ:

- Sức khỏe và thể lực đòi hỏi chúng ta phải vượt qua sự khó khăn, mệt mỏi khi tập luyện.

- Tạo dựng một công ty thành công thường có nghĩa là thất bại rất nhiều lần trước đó.

Nói cách khác, một người tự tin không nhất thiết lúc nào họ cũng cảm thấy ổn. Họ cảm thấy bình thường nếu mọi thứ không diễn ra theo cách họ muốn. Họ vẫn ổn khi không đạt kết quả hoàn hảo vì họ hiểu rằng kết quả tốt chỉ đến sau một chuỗi kết quả không tốt.

Nếu bạn muốn tự tin hơn, hãy coi các tiêu chuẩn và kỳ vọng như một công cụ - thứ mà bạn nên trau dồi và sử dụng nhưng không nên trở thành nô lệ của chúng. Trở nên bao dung và chào đón sự không hoàn hảo, không chắc chắn và thất bại. Nếu bạn ngừng đấu tranh với sự không hoàn hảo và học cách đón nhận cả những điều ngoài ý muốn, bạn sẽ có được sự tự tin.

4. Lo lắng về những điều bản thân không thể kiểm soát

Cuộc sống và công việc chỉ khởi sắc khi loại bỏ 5 thói quen ăn mòn ý chí này - Ảnh 3.

Tất cả chúng ta đều biết lo lắng khiến chúng ta cảm thấy bất an. Lo lắng cho chúng ta ảo tưởng về khả năng kiểm soát công việc hay điều gì đó.

Ở cấp độ sơ khai, chúng ta tin rằng nếu chúng ta suy nghĩ đủ kỹ và đủ lâu và chuẩn bị cho bản thân trước mọi kết quả tiêu cực có thể xảy ra, mọi thứ sẽ tốt hơn, những người chúng ta yêu thương sẽ an toàn, thiên tai sẽ được ngăn chặn... Nhưng thực tế, lo lắng chẳng thay đổi được điều gì.

Vấn đề là, hành động lo lắng huấn luyện bộ não của chúng ta tin rằng những điều tồi tệ tưởng tượng đó là thật và có thể xảy ra, điều này lại khiến chúng ta lo lắng và sợ hãi lâu dài hơn. Không ai trong chúng ta thích cảm giác mất kiểm soát. Nhưng sự thật là chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ - đặc biệt là hai điều mà những người lo lắng nhất ám ảnh: tương lai và những người khác.

Chìa khóa để xóa bỏ thói quen lo lắng, giảm lo lắng mãn tính và xây dựng sự tự tin của bạn là thừa nhận và chấp nhận mức độ kiểm soát mà bạn thực sự có trong cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy sự tự tin của mình lớn dần lên và trên hết, bạn sẽ có nhiều năng lượng và thời gian hơn để đầu tư vào những việc bạn thực sự có khả năng kiểm soát.

5. Đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc

Những người tự tin sử dụng lý trí để đưa ra quyết định chứ không phải dựa trên cảm xúc.

Đã bao nhiêu lần bạn tỉnh giấc khi nghe tiếng chuông báo thức lúc 5 giờ sáng và sau đó tự nhủ rằng: "Vẫn còn quá sớm" rồi lại chìm vào giấc ngủ nướng. Những lần tự thỏa hiệp với bản thân như vậy, bạn đưa ra quyết định chủ yếu dựa trên cảm giác chủ quan.

Thay vì dậy sớm để tập thể dục - một việc quan trọng đối với sức khỏe, bạn đã chọn ngủ thêm. Giá trị là bắt đầu tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe của bạn. Cảm giác của bạn là lo lắng vì sự khó chịu khi chạy trong cái lạnh và sự nhẹ nhõm trên chiếc giường ấm áp. Cuối cùng, bạn quyết định nằm trên giường để tránh cảm giác khó chịu khi dậy sớm và chạy bộ.

Vấn đề là bạn đã đưa ra quyết định và sau đó chọn hành động khác. Đó là vấn đề đối với sự tự tin của bạn. Mỗi khi bạn nói điều gì đó quan trọng, sau đó hành động trái với cam kết đó, bạn sẽ dạy cho bộ não của mình rằng bạn không đáng tin cậy. Cảm giác và cảm xúc của chúng ta có xu hướng hướng đến những gì đem lại cảm giác tốt trong ngắn hạn.

Khi chúng ta thường xuyên làm theo đúng những gì chúng ta nói là quan trọng đối với mình, bộ não sẽ tin tưởng chúng ta nhiều hơn. Có nghĩa là, lần tới khi chúng ta đối mặt với một điều gì đó khó khăn, bộ não của bạn có thể sẽ phản ứng một cách tự tin (Vâng, tôi đã hiểu điều này!) thay vì sợ hãi (Tôi không biết… Có vẻ quá khó khăn.).

Nếu bạn muốn xây dựng sự tự tin, bạn cần kiểm soát cảm xúc của mình. Cố gắng coi nó là những người đưa tin hữu ích nhưng không bao giờ để cảm xúc là "người đưa ra quyết định chính". Bắt đầu bằng những cách nhỏ để luôn tuân thủ các quyết định mà bạn đã cam kết, mỗi khi biết rằng bạn đang xây dựng lòng tin vào bản thân và khi bộ não của bạn thực sự bắt đầu tin tưởng rằng bạn là kiểu người luôn theo đuổi những gì thực sự quan trọng - trái ngược với những gì cảm thấy tốt hoặc dễ dàng hiện tại - đó là lúc sự tự tin xuất hiện.

Theo Medium

Thiên An

Trở lên trên