Cuối năm, CEO nên tăng doanh số hay tái cơ cấu doanh nghiệp?
Những tháng cuối năm luôn là khoảng thời gian bận rộn với mọi doanh nghiệp. Và câu hỏi lớn nhất đặt ra cho các CEO thời điểm này chính là nên tăng doanh số chạy đua cuối năm hay chuẩn bị tái cơ cấu lại doanh nghiệp để lấy sức bật cho năm mới?
Dễ dàng nhận thấy dịp cuối năm, mức độ sẵn sàng chi tiêu mua sắm của khách hàng lúc này cao hơn rất nhiều, là khoảng thời gian mọi người "tự thưởng" và mua sắm cho người thân, gia đình. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp với những cú hích tăng doanh thu.
Tuy nhiên nếu muốn tăng doanh số thì doanh nghiệp phải xây dựng được cơ cấu, ổn định nhân sự. Chính vì vậy thời điểm cuối năm cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp tái cơ cấu để ổn định, là móng vững chắc để bứt phá trong những năm tiếp theo.
Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì?
Tái cơ cấu doanh nghiệp chính là việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, bằng cách xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay đổi các phòng ban chức năng với những tên gọi mới. Tái cơ cấu còn quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện, phối hợp và điều hành công việc.
Mỗi doanh nghiệp, kể từ khi ra đời đều phải trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, giống như vòng tuần hoàn "sinh, lão, bệnh, tử". Ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những mâu thuẫn nội tại mà nếu không giải quyết được thì doanh nghiệp vẫn cứ ở mãi quy mô ấy và có thể tàn lụi. Tái cơ cấu doanh nghiệp chính là tìm ra và giải quyết những mâu thuẫn nội tại ấy để doanh nghiệp có thể phát triển lên một nấc thang mới.
iệc tái cơ cấu đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách công tác quản lý, tái cấu trúc lại quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình, cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
CEO phải làm gì để có thể phát triển doanh nghiệp ổn định?
CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Hay nói theo một cách ví von, thì CEO chính là người thuyền trưởng, bằng tất cả trí óc và sức lực của mình, dẫn dắt con tàu doanh nghiệp vượt qua hàng ngàn sóng gió trên thương trường để cập bến thành công.
Làm sao để doanh nghiệp hoạt động ổn định về mặt nhân sự, làm sao để doanh nghiệp tái cơ cấu hiệu quả luôn là bài toàn mà CEO cần lời giải đáp. Bí mật ở đây chính là cơ chế khoán toàn diện trong doanh nghiệp giúp giải phóng lãnh đạo.
Đây cũng là điểm nổi bật trong hai chương trình: Chương trình chuyển giao CEO quản trị 4.0 và chương trình chuyển giao bộ công cụ vận hành kinh doanh chuyên nghiệp cho CCO của Học viện CEO Việt Nam, thuộc Công ty CP Tập đoàn CEO Việt Nam.
Đối với chương trình chuyển giao CEO quản trị 4.0, học viên tham gia sẽ có tư duy sử dụng Nhân sự để từng bước chuyển hóa doanh nghiệp từ phương thức quản trị kiểm soát hành vi sang phương thức quản trị kiểm soát mục tiêu bằng cơ chế khoán toàn diện: khoán thực hiện văn hóa doanh nghiệp, khoán theo khối lượng công việc, khoán theo chất lượng (hiệu quả) công việc, nhằm từng bước giải phóng lãnh đạo.
Các học viên sẽ được huấn luyện trực tiếp bởi Chủ tịch Tập đoàn CEO Việt Nam - ông Ngô Minh Tuấn
Với chương trình chuyển giao bộ công cụ vận hành kinh doanh chuyên nghiệp cho CCO – Giám đốc kinh doanh 4.0, học viên sẽ biết xây dựng được toàn diện hệ thông số để kiểm soát sức khỏe bộ phận kinh doanh thông qua hệ thống nhân sự làm việc trong bộ phận, có tư duy sử dụng nhân sự để từng bước chuyển hóa bộ phận kinh doanh bằng cơ chế khoán toàn diện nhằm từng bước giúp cán bộ nhân viên trong bộ phận kinh doanh chủ động phần công việc của mình, tạo ra văn hóa đoàn kết, sáng tạo, chịu trách nhiệm, công bằng và chủ động trong lao động và quyền lợi.
Với chương trình đào tạo học đi đôi với hành, học viện CEO Việt Nam kỳ vọng học viên có thể dễ dàng áp dụng những kiến thức, quy trình quản trị 4.0 vào vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Độc giả tham khảo thông tin chi tiết về chương trình này tại đây.