Cựu sinh viên RMIT gửi email tới tất cả bảo tàng ở TP.HCM xin việc, chỉ “ông Bảo” gần 100 tuổi gật đầu và cái kết rớt nước mắt
Ai cũng bắt đầu từ đâu đó, với Zám, họ bắt đầu bằng 1 mục tiêu thú vị: Trẻ hoá các bảo tàng nơi mình đang sống!
- 03-08-2024Học RMIT, làm tập đoàn hàng đầu thế giới, giờ lương rớt xuống 2 triệu/tháng: Gen Z nói về lý do thụt lùi khiến nhiều người khao khát!
- 22-06-2024Trường ĐH “quý tộc” ngang ngửa RMIT, VinUni: Có khu học xá 4.199 tỷ đồng, học phí hơn 700 triệu đồng/3 năm, 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm
- 07-05-2024Trường ĐH “quý tộc” ngang ngửa RMIT, VinUni nhưng ít được biết đến: Học phí 500 triệu đồng/năm, có loạt sinh viên đỗ Harvard, Yale và sở hữu 1 mã ngành nghe rất lạ
Gen Z + Dám nghĩ dám làm = Zám. Đó là “phương trình” khởi nguồn nên Zám - studio gồm 10 bạn Gen Z đứng sau “cơn sốt” bộ nhận diện của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vào cuối tháng 8/2024.
Trước khi có kết quả này, Zám đã trải qua 2 năm đồng hành xây dựng thương hiệu, làm truyền thông cho Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Trong quá trình đó, họ gây được ấn tượng không nhỏ trong giới sáng tạo lẫn trên MXH, chẳng hạn như bộ sưu tập nghệ thuật Mừng Lộc Rồng Tiên Tết 2024 được giới thiệu trên Lürzer's Archive - một trong những tạp chí sáng tạo lớn nhất thế giới, như việc nhân hoá 1 bảo tàng có tuổi đời gần 100 tuổi trong hình tượng “ông Bảo"...
Nhưng làm thế nào mà những bạn trẻ mới ngoài 20 tuổi này lại dám đánh bạo đến “làm bạn” với một “cụ ông” gần trăm tuổi như Bảo tàng Lịch sử TP.HCM?
Rồi làm thế nào mà họ có thể thuyết phục các cô chú anh chị ở bảo tàng rồi chinh phục hội Gen Z trên Threads?
Khi đứng giữa dòng chảy người trẻ hướng về tinh thần dân tộc và văn hoá lịch sử đất nước như hiện tại, họ có suy nghĩ gì?
Tất cả những câu hỏi này cũng như nhiều câu chuyện khác sẽ được Phạm Quang Vinh và Nguyễn Ngọc Thuỳ Vy - 2 co-founder của Zám giải đáp!
“Chết rồi! 1 tiếng rồi mà được ít like quá vậy”
Chào Zám!
Nhớ về thời điểm bắt đầu, vì sao lại là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM?
Vinh: Năm 2022, tụi mình tốt nghiệp đại học. Lúc đó mình tình cờ đọc được một bài đăng vô cùng dí dỏm và hài hước từ Di tích Nhà tù Hoả Lò. Mình tự hỏi: Tại sao mình không thử nhân rộng sáng kiến thú vị này cho những di tích lịch sử khác như bảo tàng ở TP.HCM nhỉ? Thế là Zám ra đời. Hiện tại Zám đã có 10 thành viên thường trực, làm thương hiệu và truyền thông cho khách hàng trong lĩnh vực văn hoá.
Làm truyền thông cho Bảo tàng Lịch sử TP.HCM chính là dự án đầu tiên của tụi mình. Thực ra khi bắt đầu Zám, tụi mình gửi email cho tất cả các bảo tàng trong thành phố, không chỉ Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Tuy nhiên chỉ có ở đây phản hồi và đồng ý.
Đó vừa là thử thách vừa là cơ hội lớn. Khi đó Bảo tàng Lịch sử TP.HCM là một nơi rất đặc biệt nhưng lại ít người biết. Mà cái gì càng khó thì càng cho tụi mình động lực. Mục tiêu của bọn mình là giúp bảo tàng thu hút khách tham quan, gần gũi với giới trẻ hơn và tạo tác động không chỉ ở trên MXH mà còn đến doanh thu, sự phát triển của nơi này.
Các bạn thừa nhận có lấy cảm hứng đội ngũ truyền thông của Di tích Nhà tù Hoả Lò trong việc xây dựng content của mình. Thách thức của việc này là gì?
Vinh: Nhờ sự đổi mới và bứt phá của Di tích Nhà tù Hỏa Lò, tụi mình mới thuyết phục được Bảo tàng Lịch sử TP.HCM là: Đã đến lúc chuyển mình rồi!
Thực tế, Di tích nhà tù Hỏa Lò tạo ra làn sóng không chỉ trong giới trẻ mà cả với các cô chú anh chị làm văn hóa và di sản. Nếu mọi người có để ý các di tích danh lam thắng cảnh Hà Nội thì bây giờ không chỉ Hỏa Lò mà nhiều nơi cũng có trang Facebook rất náo nhiệt.
Tuy nhiên thay đổi thế nào để tạo ra một “ông Bảo" riêng biệt thì lại là câu chuyện khác.
Thời gian đầu có một số chật vật khi tụi mình (tạm gọi là) bắt chước theo hướng tiếp cận vui vẻ và dí dỏm, nó không tạo được hiệu ứng quá tốt như mong đợi. Sau đó tụi mình thấy kiểu nội dung dễ thương, gần gũi, không cần quá hài hước thì mọi người cũng rất đón nhận và tập trung vào “ngách” này. Đó là kết quả của 1 năm thử nhiều loại nội dung khác nhau, có những ngày phải nhờ friendlist like giùm vì flop, có những tối đăng bài mà mình không ngủ được vì “Chết rồi! 1 tiếng rồi mà mới được ít like quá vậy”. Cũng hơi áp lực!
Chính đến các bạn thời gian đầu còn chưa tin vào mình và sợ “flop", vậy lấy sức mạnh nào để thuyết phục Ban lãnh đạo bảo tàng, những cô chú giàu kinh nghiệm về vụ sẽ “không flop” mà vẫn đảm bảo tính lịch sử?
Vinh: Khi biết ý định của tụi mình với các bảo tàng trong thành phố, bạn bè đã ngờ vực: “Hai đứa này nó có ổn không ta? Tụi nó làm cái trò gì kỳ lạ quá ta?”. Mọi người không nghĩ là tụi mình có thể thuyết phục được Ban lãnh đạo bảo tàng nhưng mà trộm vía, bác giám đốc và các cô chú anh chị rất cởi mở, đón nhận tụi mình.
Sau đó, tụi mình đã có 1 màn thuyết trình rất là “ô dề ô dề”. Các cô chú anh chị nghe xong cũng: “Chà! Mấy đứa này nó cũng nhiều ý tưởng quá ha!”. Hồi đó tụi mình chưa nghĩ đến nhiều mặt thực tế, có nhiều thứ tụi mình chưa làm được, 2 bên phải trao đổi thêm nhiều với nhau để tìm được điểm chung. Hiện tại, hầu hết những thứ mà tụi mình từng đề xuất đều đã làm được rồi.
Bác giám đốc từng nói với tụi mình là phải thử thì mới biết nó không hợp, còn nếu không thử thì chắc chắn không tìm ra được. Nên mình nghĩ là rất phải cảm ơn sự cởi mở từ phía lãnh đạo bảo tàng để cho tụi mình thử và cuối cùng tìm ra được hướng đi phù hợp. Trộm vía tỷ lần!
Nếu vậy thì sau 2 năm, đội ngũ nhân sự của bảo tàng hẳn đã hỗ trợ Zám rất nhiều trong quá trình làm branding, truyền thông?
Vy: Các cô chú anh chị đã luôn giúp đỡ tụi mình. Mỗi khi tụi mình gửi bài sang, họ đều có những góp ý nhỏ nhỏ, từng câu từng chữ để tụi mình có thể cải thiện hơn. Ngoài ra trong quá trình làm bộ nhận diện thương hiệu, đôi khi phía bảo tàng cho tụi mình những ý kiến mà sau đó nghe xong và cảm thấy: “Sao tụi mình chưa nghĩ tới vậy ta!”.
Ví dụ mặt sau chiếc thẻ nhân viên bảo tàng được sử dụng như một chiếc thước đo, có thể dùng khi mọi người đến các di chỉ khảo cổ. Đó là gợi ý của bác giám đốc bảo tàng - người đã đi rất nhiều bảo tàng trên thế giới. Góp ý của bác khiến tụi mình cảm thấy “Ồ! Tự nhiên cái thẻ nhân viên lại đặc biệt hơn, hợp lý hơn”.
Vinh: Quá trình làm việc với các cô chú anh chị ở bảo tàng có nhiều thử thách nhưng cũng nhiều bài học. Có ý tưởng ban đầu khó được chấp nhận, có điểm 2 bên chưa hợp nhau, bị lệch nhịp nhưng mỗi lần như vậy hoặc cảm thấy hơi nản nản là tụi mình lại đi bảo tàng. Và dù đã đi rất rất nhiều lần thì mỗi lần đi lại thấy “Wow! Bảo tàng này đẹp quá, có nhiều cái hay quá mình chưa từ bỏ ở đây được”. Sau đó tụi mình về tìm cách tốt hơn để có thể tiếp tục hợp tác, để 2 bên hiểu nhau hơn.
Vui nhất là đề xuất về thông điệp “Không bao giờ là cũ” của tụi mình được ban lãnh đạo bảo tàng hưởng ứng. Bác giám đốc rất thích câu đó và đưa vào diễn văn kỷ niệm 45 năm bảo tàng luôn. Không biết là trong đời có được bao nhiêu lần “bán” được một câu như vậy cho khách hàng nên tụi mình thấy hành trình này khá đã.
Bãi gửi xe bảo tàng kín chỗ sau khi bộ nhận diện viral
Trong hành trình này, có lẽ “ông Bảo” là một kết quả đặc biệt. Vì sao các bạn chọn cách nhân hoá bảo tàng thành “ông Bảo”? Nếu mô tả như một người thì ông Bảo có tính cách thế nào?
Vy: Ý tưởng ban đầu thì ông Bảo đơn giản là tòa nhà chính của bảo tàng, phần mái phía trên là cái nón của ông Bảo, 2 tòa nhà ở 2 bên là tay áo. Ở những bản vẽ đầu tiên, tụi mình chỉ là vẽ thêm mặt vào ngay chỗ tòa nhà chính. Các cô chú anh chị bên bảo tàng gợi ý thêm “Mình vẽ trang phục giống như trang phục của người Việt xưa thì sao?”. Và bọn mình dành cả tháng trời để nghiên cứu, lựa chọn trang phục thời Nguyễn và sửa lại cho đúng.
Vinh: Về tính cách, ông Bảo phản ánh tinh thần thương hiệu cũng như câu chuyện mà tụi mình muốn truyền tải. Tức là đến nay ông Bảo 95 tuổi rồi nhưng ông Bảo không có cũ, không có già mà sẽ là một người ông rất thú vị để dẫn dắt mọi người khám phá những câu chuyện về lịch sử. Đó cũng là hướng tiếp cận để bảo tàng trở nên gần gũi hơn, như lúc về nhà chúng mình hay được nghe ông bà kể chuyện.
Trước khi được mọi người đón nhận thì các cô chú trong bảo tàng cũng rất quan tâm: “Ông Bảo đến đâu rồi con? Mình vẽ ông Bảo được thêm mấy ông rồi?”. Mọi người nôn nao, háo hức muốn làm sticker, làm đủ thứ với ông Bảo.
Vậy lục lại trí nhớ, bài đăng nào là bước ngoặt đưa ông Bảo đến trạng thái “viral”?
Vinh: Chắc là thông báo về bộ nhận diện thương hiệu. Đêm trước khi tung bộ nhận diện là Vy không ngủ được luôn. Tụi mình không biết mọi người sẽ đón nhận như thế nào, thích hay không thích hay thậm chí là bom xịt, không có ai biết.
Thật ra mỗi cột mốc như bài đăng đầu tiên 100 like, 200 like rồi 300 like là tụi mình đã mừng rớt nước mắt. Vì tụi mình cũng nhiều trăn trở, kiểu post trước được 300 like mà post sau không có ai like là “trầm cảm” ngang, là hơi thao thức rồi đó. Nhưng tụi mình cố gắng từ từ và mọi thứ được xây dựng ngày qua ngày.
Hiệu ứng viral, tiếp cận nhiều khán giả hơn trên MXH thể hiện trong kết quả thực tế như thế nào?
Vinh: Có thể nói là số liệu khá khả quan. Trộm vía! Trộm vía! Vừa rồi tụi mình được bảo tàng cập nhật một kỷ lục trong mơ là 2 tuần sau khi tụi mình tung bộ nhận diện thương hiệu mới thì Facebook của bảo tàng tiếp cận được 2 triệu người, hoàn toàn là tự nhiên, không mất một đồng quảng cáo nào hết. Bảo tàng cũng mới lập trang Instagram và Threads nhưng cũng có lượng người theo dõi khả quan.
Về kết quả thực tế, trong dịp lễ 2/9 vừa qua, rất mừng là bãi để xe không còn chỗ để nữa. Và bình thường thì bảo tàng sẽ nghỉ trưa nhưng hôm đó, cô phó giám đốc đã quyết định mở xuyên trưa luôn vì thấy nhiều bạn đến.
Một lời khen truyền động lực nhất mà các bạn được nghe về bộ nhận diện mới?
Vy: Đội truyền thông của tụi mình may mắn có 1 lượng fan cứng, có người bình luận ở mọi post như: “10 điểm cho đội truyền thông”, “Xứng đáng được tăng lương”, “Cho hỏi team này là ai”,... Có một anh rất hay share bài về tường của ảnh và chia sẻ kiểu: “Trời ơi! Đây là những cái mà mình sẽ cần phải học theo để có thể làm được cho bảo tàng bên mình nè!”. Hoá ra ảnh cũng làm truyền thông cho một bảo tàng ở Đà Nẵng. Những điều rất nhỏ đó khiến tụi mình cảm thấy phần nào truyền cảm hứng để cho các bên khác dần dần muốn thay đổi, muốn cải thiện hơn về mặt truyền thông.
Thật mừng vì ngày càng có nhiều Gen Z quan tâm đến lịch sử và những câu chuyện hay ho của đất nước mình!
Vinh: Mình cũng thế! Mình hay nói đùa với bạn bè là chắc tụi mình sắp thành chuyên gia lịch sử rồi. Bây giờ Vy vẽ những bộ hoa văn thì mình nhìn vô là biết ở thời kỳ nào, ý nghĩa phía sau là gì,... tự nhiên thấy mình có thêm một nguồn kiến thức rất thú vị về lịch sử.
Còn về lòng yêu nước, ai cũng có lòng yêu nước, không chỉ riêng tụi mình. Và cũng không phải đợi đến dự án này mới dâng lên lòng yêu nước mà tụi mình nghĩ nó vốn sẵn ở đó, đây là hành động để tụi mình biến nó thành những kết quả thực tế.
Những bài viết viral có thể gây tò mò và kéo lượng quan khách đến bảo tàng ở thời điểm nào đó, nhưng yêu sử và thích những câu chuyện thuộc về văn hoá là 1 quá trình lâu dài.
Các bạn làm sao để duy trì nguồn năng lượng này?
Vinh: Đây cũng là trăn trở lớn nhất của tụi mình. Lần đầu tiên gặp ban giám đốc, tụi mình đã khẳng định rất mạnh mẽ “Tụi con không phải đến để viết social post, tụi con không phải đến để làm viral mà tụi con muốn đến để có thể tăng được lượng khách tham quan, có thể phát triển được bảo tàng hơn”.
Nên mỗi hoạt động của tụi mình đều dựa trên mục tiêu về kinh doanh và đều đi từ câu hỏi: Ai sẽ là người đến bảo tàng? Và tương ứng với mỗi nhóm đối tượng, tụi mình sẽ có những chiến dịch khác nhau với mục tiêu về lâu dài có thể tăng được lượng khách tham quan trong bảo tàng, lan toả tình yêu lịch sử và đất nước.
Đó là ưu tiên hàng đầu còn những thứ mọi người thấy chỉ là cái truyền thông ra bên ngoài, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đó.
Cảm ơn Vinh và Vy vì những chia sẻ!
Đời sống & pháp luật