Cựu Tổng Giám đốc DongABank khai không rõ quy định nguồn vốn mua cổ phần phát hành mới, chỉ biết tiền phải hợp pháp
Được biết, DongABank thành lập từ tháng 7/1992, ngay khi bắt đầu hoạt động thì ông Bình làm việc với cương vị Phó TGĐ Ngân hàng. Vào thời điểm mới hoạt động, vốn điều lệ (pháp định) của DAB là 20 tỷ đồng. DAB trải qua 39 lần thay đổi vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng.
Chiều ngày 28/11, TAND Tp.HCM tiếp tục đưa Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm), Trần Phương Bình (Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – DongABank, DAB) và 22 bị cáo khác ra xét xử liên quan đến vụ án gây thiệt hại cho DongABank hơn 3.600 tỷ đồng.
Bước vào phần xét hỏi, HĐXX xét hỏi bị cáo Trần Phương Bình trước tiên, đồng thời nói rõ giới hạn phạm vi xét xử tại phiên toà. Mở đầu phiên xét hỏi, HĐXX xác nhận tổng hành vi phạm tội cáo trạng truy tố bị cáo Bình có thấy đúng không? Bị cáo Bình xác nhận đúng.
HĐXX: Trước khi về DAB, làm ở đâu?
Bị cáo Trần Phương Bình: Trước khi về DAB, bị cáo là giáo viên Trường Trung cấp Tài chính TpHCM từ năm 1983-1992.
HĐXX: Bị cáo có nhớ về DAB từ tháng mấy năm 1992?
Bị cáo làm DAB chính thức từ ngày 1/7/1992, trước đó có tham gia thực tập viết đề án tại DAB.
Được biết, DAB thành lập từ tháng 7/1992, ngay khi bắt đầu hoạt động thì ông Bình làm việc với cương vị Phó TGĐ Ngân hàng. Vào thời điểm mới hoạt động, vốn điều lệ (pháp định) của DAB là 20 tỷ đồng. DAB trải qua 39 lần thay đổi vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng.
HĐXX: DAB lúc mới thành lập có bị giới hạn về cổ đông sáng lập?
Vào thời điểm thành lập, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ góp 8 tỷ, cùng các công ty liên quan và một số cổ đông khác, nói chung số cổ đông sáng lập rất hạn chế.
Ghi nhận thêm, ông Bình cho biết thời điểm đó Chủ tịch DAB là vợ Cao Thị Ngọc Dung, ông Bình là Phó Tổng Giám đốc, việc này không vướng pháp luật hiện hành. Từ năm 1997, bà Dung chính thức rút khỏi DAB. Cùng năm này, HĐQT mới của DAB chính thức bổ nhiệm ông Bình trở thành Tổng Giám đốc, ông Bình không nhớ rõ Chủ tịch lúc này là ai.
HĐXX: Lúc này vốn điều lệ DAB đã tăng lên bao nhêu?
Bị cáo không nhớ rõ, chỉ nhớ là lớn trên dưới 200 tỷ qua 2-3 lần tăng vốn.
HĐXX: Từ khi làm TGĐ, thì DAB tăng vốn bao nhiêu lần?
Từ 1997 khi bắt đầu làm TGĐ, bị cáo không nhớ rõ DAB tiếp tục tăng vốn bao nhiêu lần.
HĐXX: Quyết định tăng vốn là của ai?
Quyết định tăng vốn do ĐHĐCĐ DAB quyết định, trên cơ sở đó giao cho HĐQT thực hiện.
Ông Bình cho biết thêm trên nguyên tắc cơ bản, cổ đông phải căn cứ vào số cổ phần phát hành, mua cổ phần để tăng vốn hiện hữu.
HĐXX: Có trường hợp nào bán cho cổ đông khác không phải cổ đông hiện hữu của DAB?
Trong trường hợp số cổ đông hiện hữu không mua hết số cổ phần phát hành, thì sẽ giao cho HĐQT và TGĐ được bán cho cổ đông ngoài.
HĐXX: Có bao nhiêu cổ đông sáng lập và bao nhiêu cổ đông không sáng lập?
Bị cáo không nhớ rõ.
HĐXX: Cơ sở nào để DAB tăng vốn?
Căn cứ tình hình phát triển ngân hàng cũng như nhu cầu tăng cao thanh khoản của ngân hàng, đây là cơ sở để một ngân hàng tăng vốn. ĐHĐCĐ DAB còn căn cứ vào quy định vốn điều lệ tối thiểu của NHNN đồng thời nhu cầu tăng thanh khoản.
HĐXX: Có quy định tiền tăng vốn DAB phải từ nguồn nào không, hay nguồn nào cũng được?
Trong một số khoảng thời gian, chưa quy định rõ nguồn tiền tăng vốn. Sau đó thì NHNN có ban hành cổ đông không được vay tiền ngân hàng để mua vốn tại chính ngân hàng đó?
HĐXX: Ngoài ra còn quy định gì nữa không?
Bị cáo không nhớ rõ nguồn tiền được quy định như thế nào, chỉ quy định là nguồn tiền phải rõ ràng. "Rõ ràng ở đây tức nguồn tiền hợp pháp", bị cáo Bình nói cụ thể.
Từ năm 2007, chỉ mỗi Trần Phương Bình là thành viên HĐQT có tham gia điều hành
Hội đồng xét xử tiếp tục hỏi bị cáo Trần Phương Bình
HĐXX: Mỗi năm HĐĐCĐ cổ đông họp bao nhiêu lần?
Dạ 1 lần. Người triệu tập là Chủ tịch HĐQT DAB, Chủ tịch lúc bấy giờ là Trưởng ban Kinh tế Thành ủy TpHCM.
HĐXX: HĐQT DAB bao nhiêu người?
Trần Phương Bình: Từ 5-11 người tùy vào giai đoạn.
HĐXX: Có thành viên HĐQT nào không điều hành không?
Từ 2007, ngoại trừ bị cáo có tham gia điều hành thì 4 thành viên còn lại thì chỉ kiêm nhiệm và không điều hành. DAB từng tạm ứng cổ tức hàng quý
HĐXX: Hạn mức chia cổ tức mỗi năm của DAB?
Tuỳ thời điểm cũng như theo quy định pháp luật. Có năm chia cổ tức 40%, trước khi NHNN quy định chia cổ tức hàng năm thì DAB có thực hiện tạm ứng hàng quý cho cổ đông. Từ 1992-2014, căn cứ hoạt động DAB về mặt kinh doanh, dịch vụ… năm nào cũng chia lãi cho cổ đông, thấp nhất là 2014 khoảng 8%, các năm khác đều trên 10%/năm, tính trên tổng số vốn cổ phần cổ đông hiện hữu.
HĐXX: Số tiền cổ tức được chi trả như thế nào?
Kể từ năm 2005 DAB có mạnh dạn phát triển hệ thống thì ĐHĐCĐ và HĐQT quyết định chia cổ tức thông qua chuyển khoản một số cổ đông khác thì có thể nhận tiền mặt.
HĐXX: Vậy những ai nhận tiền mặt
Dạ số ít Ông Bình khai thêm, người thân đứng tên sở hữu lượng lớn cổ phiếu nhưng không thắc mắc tiền từ đâu mua cổ phần.
HĐXX: Tất cả người thân bị cáo thì nhận như thế nào?
Người thân bị cáo nhận thông qua thẻ, bị cáo chỉ đạo mở thẻ cho người nhà.
HĐXX: Các cuộc họp ĐHĐCĐ thì người nhà có họp không?
Trường hợp không có mặt thì ủy quyền cho bị cáo, còn nếu có mặt thì có mặt.
HĐXX: Số lượng cổ phần nắm giữ của người thân bị cáo lớn, có khi nào họ hỏi lý do mua cổ phần, tiền từ đâu mua cổ phần không?
Bị cáo Bình: Thường không hỏi
HĐXX: Bị cáo có kinh doanh tài sản riêng?
Ông Bình: Bị cáo không có hoạt động nào khác ngoại trừ hoạt động tại DAB.