Dạ dày nguy cơ viêm loét, chảy máu vì 1 thói quen ngày càng nhiều người trẻ mắc
Mới đây, một bác sĩ tiêu hóa đã cảnh báo về một thói quen ngày càng nhiều người trẻ mắc nhưng rất hại dạ dày.
- 23-03-20241 loại quả ngọt mát bán rẻ ở chợ Việt bổ ngang nhân sâm: Vừa hạ đường huyết vừa mát gan, giảm cân hiệu quả
- 19-03-2024Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà sống thọ 100 tuổi nhờ 3 bí quyết ai cũng dễ dàng áp dụng
- 18-03-2024Nước lọc thêm 1 loại hạt uống vào buổi sáng thành thuốc bổ ‘thượng hạng’, giúp hạ đường huyết, chậm già hiệu quả
Vai trò của dạ dày
Hệ tiêu hóa là một hệ thống bao gồm các cơ quan trong cơ thể, giữ vai trò lấy thức ăn, tiêu hóa thực phẩm và sau đó chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Bước cuối cùng là đưa các chất thải ra bên ngoài.
Trong hệ tiêu hóa, dạ dày là đoạn phình ra trong ống tiêu hóa dạng hình chữ J. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tuy là không đáng kể. Và sau đó, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
Có nhiều thói quen hại dạ dày, ví dụ như bỏ bữa, ăn khuya, thức đêm hoặc ăn quá no. Thậm chí, căng thẳng kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới dạ dày. Tuy nhiên, có một thói quen khác mà ít người biết cũng có thể tác động xấu, gây loét dạ dày lúc nào không hay.
Thói quen hại dạ dày hay gặp ở người trẻ
Trong một clip mới đăng trên TikTok, Tiến sĩ Joseph Salhab, bác sĩ tiêu hóa và chuyên gia về gan tại Florida, Mỹ, cảnh báo về một thói quen có thể gây loét, chảy máu dạ dày, đó chính là dùng quá nhiều thuốc giảm đau.
“Hôm nay tôi có một lời nhắc nhở với các bạn”, bác sĩ Salhab bắt đầu video. “Bạn biết đấy, chúng ta có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn vì rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, tôi thấy ngày càng nhiều người trẻ đến bệnh viện với vết loét dạ dày chảy máu sau khi họ uống một lượng lớn thuốc giảm đau”.
Trong clip, bác sĩ Salhab liệt kê một số thuốc giảm đau mà bác sĩ thường thấy các bệnh nhân trẻ lạm dụng, đó là Excedrin, Ibuprofen, Aleve, BC Powder.
“Bạn biết đấy, những loại thuốc đó không hoàn toàn lành tính. Ví dụ, một loại thuốc như Excedrin có chứa lượng aspirin cao. Có thể bạn chưa thực sự biết điều đó”, bác sĩ Salhab nói.
Sau đó, bác sĩ Salhab kể về một vài ca bệnh loét dạ dày mà anh từng điều trị.
“Tôi đã phải điều trị một vài vết loét chảy máu. Khi nội soi cho bệnh nhân, tôi điều chỉnh camera xuống thực quản và tìm thấy vết loét không chỉ ở thực quản mà còn ở dạ dày”.
“Và nếu vết loét đang chảy máu nhiều , tôi phải xử lý ngay để cầm máu”.
Cuối clip, bác sĩ Salhab nhắn nhủ mọi người hãy cẩn thận.
Tác dụng phụ khi dùng quá liều thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có tác dụng trong điều trị các cơn đau do bệnh lý, chấn thương, trong và sau phẫu thuật. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau cũng gặp phải tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Với hệ tiêu hóa, nếu sử dụng liều cao paracetamol hoặc dùng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn.
Khi sử dụng liều cao thuốc aspirin và những loại thuốc kháng viêm không steroid có thể gây tổn hại lớp niêm mạc dạ dày, khó chịu thượng vị và gây chảy máu ở đường tiêu hóa trên. Một số biểu hiện người bệnh có thể gặp phải là nôn ói, sụt cân.
Sử dụng quá nhiều ibuprofen cũng có thể làm viêm loét, xuất huyết dạ dày.
Đối với người bệnh lớn tuổi, có sức khỏe yếu hoặc uống nhiều rượu bia và thuốc lá thì tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khi sử dụng các thuốc giảm đau này chuyển biến nhanh và nặng hơn, có thể dẫn đến nhập viện.
Không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, sử dụng quá liều thuốc giảm đau cũng rất hại gan. Mới đây, một cô gái ở độ tuổi 30 đã bị nhiễm độc gan sau khi sử dụng thuốc giảm đau quá liều.
Đời sống pháp luật