Đà Nẵng dự kiến dành gần 7.000 tỷ đồng phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ du thuyền
Giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến 2045, Đà Nẵng có 19 dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền. Tổng mức đầu tư khái toán các dự án khoảng 6.850 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư cho công nghiệp là 4.500 tỷ đồng, vốn đầu tư cho dịch vụ là 2.350 tỷ đồng.
- 04-03-2022Ngành IT có mức lương trung bình hơn 50 triệu đồng/tháng, lương tuyển dụng cũng thuộc top đầu
- 04-03-2022Số tiền khổng lồ giới tài phiệt bỏ ra cho những chiếc "biệt thự trên không" của các hãng hàng không hạng sang như Sun Air
- 04-03-2022Bộ Tài chính nói gì về việc nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu liên tục tăng giá, trong khi 'hầu bao' của nhiều người dân vẫn phải thắt chặt?
Chiều 3/3, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến dự thảo đề án phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Đà Nẵng có nhiều ưu thế vị trí địa lý để phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền. Hiện nay, ngành du thuyền thế giới đang phát triển mạnh; tuy nhiên, toàn ngành du thuyền thế giới được dự báo sẽ rơi vào tình trạng quá tải đơn hàng đến năm 2026-2027. Việc xây dựng, phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ du thuyền sẽ góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời tạo động lực phát triển mới cho thành phố Đà Nẵng.
Trong giai đoạn 2022-2025, thành phố sẽ tập trung xây dựng hạ tầng bến du thuyền quốc tế với dịch vụ tầm cỡ quốc tế, tạo động lực thu hút các nhà đầu tư quốc tế đầu tư công nghiệp, dịch vụ du thuyền.
Giai đoạn 2025-2030, thành phố cơ bản hoàn thiện đầu tư hạ tầng bến du thuyền quốc tế và nội địa, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền với mức đóng góp vào GRDP thành phố khoảng 4,5%-5%.
Sau năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố sẽ phát triển công nghiệp đóng mới du thuyền gắn liền với quá trình xây dựng cảng Liên Chiểu và chuyển đổi cảng Tiên Sa thành cảng du lịch quốc tế.
Theo báo cáo của Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải, giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng có 19 dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền. Tổng mức đầu tư khái toán các dự án khoảng 6.850 tỷ đồng. Cụ thế, vốn đầu tư cho công nghiệp là 4.500 tỷ đồng, vốn đầu tư cho dịch vụ là 2.350 tỷ đồng.
Doanh thu từ công nghiệp du thuyền và dịch vụ bến du thuyền chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2022-2025, ước tính doanh thu từ ngành công nghiệp du thuyền đạt 400 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2026-2030, doanh thu có thể đạt 1.000 tỷ đồng/năm, chủ yếu từ công nghiệp hỗ trợ và sản xuất linh kiện, phụ kiện. Giai đoạn 2030-2045, ước tính doanh thu của Đà Nẵng đạt 4.000 tỷ đồng/năm. Cùng với đó, doanh thu từ dịch vụ bến du thuyền ước tính trong giai đoạn 2022-2025 là 1.000 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2026-2030 là 8.000 tỷ đồng/năm.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Du thuyền Việt (Vietyacht), ông Nguyễn Đức Thuận phát biểu trong hội thảo, Đà Nẵng có tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ du thuyền. Hiện một số hãng du thuyền lớn trên thế giới muốn tìm địa điểm đặt công xưởng ở Châu Á. Tuy nhiên, thành phố cần nghiên cứu việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình, quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các du thuyền đến với thành phố. Một số ý kiến cũng cho rằng thành phố cần đẩy nhanh đầu tư cảng Liên Chiểu, chuyển đổi công năng cảng Tiên Sa thành cảng du thuyền.