Đà Nẵng tiên phong kiến tạo năng lượng tương lai
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, mức tiêu thụ điện năng tại Việt Nam tăng hơn 11% mỗi năm, nhanh hơn đáng kể so với GDP quốc gia. Bên cạnh đó, khoảng 80 - 90% các công trình thương mại và nhà ở cao tầng tại Việt Nam không tích hợp tính hiệu quả sử dụng năng lượng vào khâu thiết kế cơ bản và vận hành công trình.
- 27-07-2022Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khảo sát tuyến cao tốc hơn 40.000 tỉ đồng ở miền Tây
- 27-07-2022Tăng trưởng kinh tế TP.HCM năm 2022 có thể đạt 7,2%
- 27-07-2022Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh sẽ đóng góp bao nhiêu vào GDP cả nước vào năm 2030?
Những thách thức về an ninh năng lượng tại Việt Nam cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn và trực diện, mở lối cho những "người tiên phong" đặt viên gạch kiến tạo tương lai bền vững của an ninh năng lượng quốc gia.
Phát triển năng lượng – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Đảm bảo an ninh năng lượng mang ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng trong tiến trình Việt Nam hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành năng lượng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cung cấp năng lượng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh những lợi thế trong việc sở hữu nguồn năng lượng đa dạng cùng tiềm năng khai thác đặc biệt lớn ở các dạng năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,…là những khó khăn và thách thức mà ngành năng lượng Việt Nam phải đối mặt.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, mức tiêu thụ điện năng tại Việt Nam tăng hơn 11% mỗi năm, nhanh hơn đáng kể so với GDP quốc gia. Bên cạnh đó, khoảng 80 - 90% các công trình thương mại và nhà ở cao tầng tại Việt Nam không tích hợp tính hiệu quả sử dụng năng lượng vào khâu thiết kế cơ bản và vận hành công trình. Đây là một sự lãng phí rất lớn, gây áp lực cao với hệ thống cung cấp năng lượng cũng như an ninh năng lượng.
Trình diễn công nghệ hệ thống lưu trữ lạnh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp của dự án Energy Saving Solution (ESS Việt Nam)
Khát vọng mở lối cho các ý tưởng sáng tạo
Xác định rõ tầm quan trọng của chiến lược phát triển năng lượng nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng.
Tuy nhiên trên thực tế, quá trình từ ý tưởng đến thực thi của các đơn vị đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện nay đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Đã có rất nhiều sáng kiến rơi vào tình trạng sáng tạo nhưng không thể ứng dụng, không đúng bối cảnh hoặc có sáng kiến nhưng không giải quyết được vấn đề cụ thể.
Trong bối cảnh đó, mới đây, Toạ đàm "Người kiến tạo năng lượng tương lai – Sáng kiến năng lượng cho đô thị" do Sở Công Thương Đà Nẵng phối hợp cùng Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam tổ chức, nhằm mục đích nhận diện những khó khăn, thách thức và đưa ra giải pháp để hỗ trợ phát triển, quảng bá các sáng kiến, đồng hành cùng các nhà kiến tạo năng lượng tương lai đưa ý tưởng của mình vào phục vụ xã hội.
Theo đánh giá, Đà Nẵng được xếp hạng thứ 3 về tiềm năng giúp dự án đạt hiệu quả. Các sáng kiến năng lượng tiềm năng được hỗ trợ bởi Quỹ Thách thức Đổi mới Sáng tạo sẽ góp phần thúc đẩy năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố và thu hút đầu tư xanh.
Bà Nguyễn Thị Thúy Mai - Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Đà Nẵng
Tại tọa đàm, các chuyên gia cùng đại diện các sở ban ngành đã cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp về năng lượng làm rõ những vấn đề phát triển năng lượng phân tán cho đô thị Việt Nam và những hỗ trợ của Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam. Bên cạnh đó, các ý kiến về những thách thức mà các nhà kiến tạo gặp phải trong quá trình phát triển và thực thi ý tưởng, cũng như cách thức Quỹ Thách thức đổi mới sáng tạo ICF hỗ trợ phát triển, quảng bá các sáng kiến và tầm quan trọng của các hỗ trợ cũng được đem ra bàn luận.
"Cánh tay nối dài" cho các nhà kiến tạo năng lượng tương lai
Việc phát triển các nguồn năng lượng sạch, đáng tin cậy cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả tại các đô thị đang ngày càng trở nên cấp thiết và đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Các đô thị rất cần các các sáng kiến, giải pháp về năng lượng từ các nhà đổi mới sáng tạo nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, gia tăng những tác động tích cực cho cuộc sống của người dân và xã hội.
Theo bà Nguyễn Thị Thúy Mai – Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Đà Nẵng, 6 đơn vị tham gia phiên thảo luận tại tọa đàm đều trình bày những sáng kiến, giải pháp năng lượng đô thị chứa nhiều tâm huyết.
"Những ý kiến tham gia, đóng góp của doanh nghiệp sẽ góp phần giải quyết các bài toán về năng lượng cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Tôi cũng mong đại diện các Sở, ngành, tổ chức tham gia tọa đàm thông tin chi tiết cho các đơn vị khởi nghiệp về chương trình hỗ trợ của Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam để có thể thu hút nhiều hơn nữa các đơn vị khởi nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia Dự án", bà Mai bày tỏ.
Đại diện Sở Ban ngành, các chuyên gia cùng đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tọa đàm
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam cho biết, trên tinh thần sẻ chia và hỗ trợ, tọa đàm mong muốn sẽ truyền cảm hứng cho các đơn vị đổi mới sáng tạo, trở thành "cánh tay nối dài" để các nhà kiến tạo có cơ hội đưa các sáng kiến của mình ứng dụng vào hiện thực.