MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại bản doanh đầu tiên ở Việt Nam của 'đại bàng' công nghệ có gì đặc biệt?

Tại Việt Nam, lần đầu tiên một trung tâm đổi mới sáng tạo có quy mô ngang tầm khu vực, dự kiến thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn, cùng các startup trong lĩnh vực... sẽ chính thức khai trương vào cuối tháng 10. Sự kiện quy tụ hàng trăm "gã khổng lồ" công nghệ, trong đó SK, Samsung, Google, Meta, Signify, Intel, VISA… đã xác nhận tham gia.

Sau gần 3 năm thi công, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (NIC Hòa Lạc) sẽ chính thức khánh thành vào cuối tháng 10. Trên tổng diện tích sàn gần 20.000 m2, ba khối nhà đã hình thành.

Ngày 14/10, tại NIC Hoà Lạc, không khí làm việc rất khẩn trương khi thời gian chỉ còn lại 2 tuần để NIC hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, sẵn sàng đi vào vận hành.

Đại bản doanh đầu tiên ở Việt Nam của 'đại bàng' công nghệ có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

NIC Hòa Lạc được kỳ vọng là một mắt xích trọng yếu để hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ ngày 28/10 - 1/11, sự kiện khánh thành NIC Hòa Lạc và triển lãm quốc tế "Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023" (VIIE 2023) sẽ quy tụ hàng trăm “gã khổng lồ" công nghệ, cũng như các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo khởi nghiệp tiêu biểu.

Nhiều doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế như: SK, Samsung, Google, Meta, Signify, Intel, VISA, Viettel, FPT, THACO, VNPT, Sovico, MoMo… đã xác nhận tham gia sự kiện có quy mô hoành tráng và được đầu tư kỹ lưỡng này. Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự hưởng ứng và đồng hành của một số doanh nghiệp như: Goldsun Media Group, OMverse Group, Navigos Search, VietnamWorks, MISA…

Đại bản doanh đầu tiên ở Việt Nam của 'đại bàng' công nghệ có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Một trong 8 lĩnh vực trọng tâm của NIC là nhà máy thông minh. (Ảnh: L.T).

Chia sẻ với báo chí trước thềm NIC Hoà Lạc đi vào hoạt động, ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc NIC - cho biết 8 lĩnh vực trọng tâm của NIC là: Nhà máy thông minh, đô thị thông minh, nội dung số, an ninh mạng, công nghệ môi trường, công nghệ y tế, công nghiệp bán dẫn và công nghệ hydrogen. Trong đó, công nghệ bán dẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam hồi trung tuần tháng 9 đã nâng cấp quan hệ hai nước, mở ra cơ phát triển mạnh mẽ.

Ông Huy nhận định, ngành bán dẫn sẽ đóng góp rất lớn trong tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030. Mục tiêu, Việt Nam sẽ có 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn, cung cấp cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kỹ sư tích luỹ đủ kinh nghiệm có thể khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Mô hình này tương tự nhiều quốc gia đã triển khai, như Singapore, Đài Loan.

Về mô hình đặc biệt của NIC, ông Huy cho biết trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ, không nhận ngân sách nhà nước. Giai đoạn đầu, NIC huy động, xã hội hóa các nguồn tài trợ để xây dựng trung tâm. Khi cơ sở hoạt động, NIC dự kiến hình thành một số dịch vụ có thu, tư vấn, hỗ trợ triển khai dự án, kết nối đối tác, mở rộng thị trường các các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.

Đại bản doanh đầu tiên ở Việt Nam của 'đại bàng' công nghệ có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Ngoài việc quy tụ nhiều "gã khổng lồ", NIC còn tạo hệ sinh thái, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Startup thường gặp khó khăn về đầu tư mặt bằng, phòng nghiên cứu (lab)... Những vấn đề này có thể giải quyết tại NIC, trung tâm sẽ xác định chi phí phù hợp, trên tinh thần hỗ trợ startup.

Có cơ sở hoạt động khang trang, bài toán của NIC là làm sao để hút nhân tài, doanh nghiệp về Việt Nam. Từ năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam ở nước ngoài, không chỉ đồng hành ban đầu khi mời doanh nghiệp về, mà còn đi cùng cả quá trình phát triển.

Startup có 6 'cái được' khi tham gia hệ sinh thái NIC như: Hỗ trợ văn phòng làm việc và sử dụng phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định và các phương tiện, tiện ích khác của NIC; được huy động và nhận tài trợ từ các chương trình tài trợ nghiên cứu của Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo.

Theo Việt Linh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên