MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại biểu Quốc hội: Doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thế giới phải đứng vững trên thị trường nội địa

Đại biểu Quốc hội: Doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thế giới phải đứng vững trên thị trường nội địa

Trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ngày 8/11, ông Nguyễn Như So đặt ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp vực dậy và trở thành động lực cho phát triển kinh tế. Theo đó, có ba nút thắt quan trọng sau cần được giải quyết.

Nút thắt đầu tiên là về chính sách tiền tệ, tài khóa. Việt Nam cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp  một cách quyết liệt. Đây được xem như nguồn oxy cho doanh nghiệp đang hấp hối trong đại dịch.

Rất nhiều chính sách còn chưa bao quát hết các nhóm đối tượng. Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thực sự là không có ý nghĩa.

Sau đó, nhà nước cần nhanh chóng ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo, tạo cú hích cho các doanh nghiệp tận dụng những tháng còn lại của năm 2021 để tăng tốc hoàn thành kế hoạch. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều can thiệp mạnh vào nền kinh tế bằng các gói hỗ trợ để vượt qua đại dịch.

Chính phủ đặt ra các mục tiêu nợ công năm 2022 là khoảng 44-45% so với GDP và khả thi so với ước thực hiện năm 2021 là 43,7%. Việc kiểm soát lạm phát ở mức 4%, mức này là an toàn cho với trần nợ công 60% GDP. Do đó, Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục nghiên cứu, tung ra các gói kích thích đủ lớn, có hiệu ứng lan tỏa sâu rộng để thúc đẩy phục hồi kinh tế mà vẫn đảm bảo kiểm soát được

Đại biểu Quốc hội: Doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thế giới phải đứng vững trên thị trường nội địa - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh):"Muốn vươn ra thị trường thế giới phải đứng vững trên thị trường nội địa" Ảnh VGP/Nhật Bắc

Nút thắt thứ 2 là nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ cho doanh nghiệp là trung tâm trong chiến dịch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025. Vậy nên, chúng ta Do đó phải lấy tiêu chí nâng cao năng suất lao động làm then chốt, quyết định đến nội lực của doanh nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xóa bỏ rào cản định kiến, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân.

Bên cạnh đó, cần rà soát, đẩy mạnh hơn nữa việc tinh gọn bộ máy hành chính để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập, 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 theo mục tiêu đề án tái cơ cấu kinh tế. Đây là nhiệm vụ then chốt giúp các doanh nghiệp rút gọn được khâu trung gian, đầu mối và tiết kiệm chi phí nguồn lực.

Nút thắt cuối cùng là phát triển, mở rộng thị trường. Đây được coi là nhiệm vụ sống còn của nền kinh tế nhưng hiện nay Việt Nam lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài. Điều này đã làm cho nền kinh tế nước ta dễ bị tổn thương.

Nhờ Covid-19, chúng ta càng hiểu rõ rằng Việt Nam muốn vươn ra thế giới phải đứng vững trên thị trường nội địa. Tức là, lấy thị trường nội địa với gần 100 triệu dân làm điểm tựa, là tài nguyên cho phát triển kinh tế quốc gia.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần chủ động nguyên liệu cho sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ và tăng cường liên kết, tận dụng tối đa thị trường mới từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng các kênh cung ứng đa dạng hóa thị trường.

Đặng Sơn

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên