Đại biểu Quốc hội: Nên giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của ngân hàng này ở ngân hàng khác xuống 3%
Đại biểu Quốc hội hiến kế giảm sở hữu chéo ngân hàng...
- 08-08-2017Sở hữu chéo còn tiềm ẩn rủi ro
- 31-07-2017Quyết dọn dẹp sở hữu chéo
Thảo luận tại Hội trường ngày 26/10 về Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy của đoàn Bến Tre cho rằng, Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng lần này nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, hạn chế, ngăn ngừa các tổ chức tín dụng yếu kém mới phát sinh, xử lý các vướng mắc, bất cập trong quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng - đây là vấn đề cấp bách, cần thực hiện sớm, nếu chờ nghiên cứu, rà soát sửa đổi toàn diện luật thì sẽ không đảm bảo tính kịp thời, gây hậu quả xấu cho nên kinh tế.
Tuy nhiên, việc sửa đổi lần này nếu được Quốc hội thông qua cũng chỉ được xem như là Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43 sau Nghị quyết số 42 về thí điểm nợ xấu các tổ chức tín dụng. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chỉ mang tính giải quyết tình huống tức thời chắp vá, chưa giải quyết hết các bất cập trong giai đoạn hiện nay, chưa tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Do đó cho dù có được thông qua, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo bắt tay ngay từ bây giờ rà soát kỹ quy định của pháp luật để sửa đổi luật một cách toàn diện để phù hợp hơn.
Về đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, đại biểu Thủy cho rằng luật này là để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là ưu tiên số 1, bởi vì đây mới thật sự là cổ đông của các tổ chức tín dụng. Nguồn kinh phí của người gửi tiền gửi vào ngân hàng chiếm tới 85% nguồn vốn các tổ chức tín dụng do đó phải đảm bảo ưu tiên.
Tại khoản 2 Điều 1 dự thảo luật quy định phương án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, có 5 phương án được xác định cụ thể, trong đó có giải thể và phá sản, nhưng chưa quy định rõ quyền lợi của người gửi tiền trong 2 trường hợp này. Cụ thể tại khoản 5 Điều 148a quy định nội dung phương án tự phục hồi có phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, nhưng chưa có quy định đối với khách hàng là cá nhân. Tại khoản 3 Điều 152b quy định nội dung phương án phá sản phải có phương án chi trả tiền gửi cá nhân mà không quy định đối với pháp nhân. Do đó, đề nghị quy định đầy đủ cụ thể hơn để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền không phân biệt pháp nhân hay cá nhân. Đồng thời, đại biểu cũng đồng tình với một số ý kiến của đại biểu về tỷ lệ chi trả cho người gửi tiền tương ứng theo số tiền gửi, tránh bất bình đẳng trong thời gian hiện nay là người gửi 100 triệu cũng nhận được số tiền chi trả là 75 triệu so với người gửi 10 tỷ.
Về hạn chế sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng, khoản 13 Điều 1 dự thảo luật quy định cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác. Việc quy định này nhằm mục đích chống sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng. Tuy nhiên, với quy định này cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan cổ đông đó vẫn chiếm một cổ phần đến 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác là khá lớn, nhất là đối với các tổ chức tín dụng có vốn điều lệ lớn. Do đó đại biểu đề nghị chỉ cho phép cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan cổ đông đó không được sở hửu cổ phần vượt quá 3% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Trí Thức Trẻ
- Không thể sáp nhập quỹ tín dụng nhân dân vào ngân hàng thương mại
- Ngân hàng phá sản, chi bảo hiểm tiền gửi vượt mức tuỳ vào độ tác động
- Cho phép áp dụng phá sản ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt từ 15/01/2018
- Băn khoăn dự luật cho phá sản ngân hàng
- Chuyển nhượng ngân hàng 0 đồng với giá nào là hợp lý?