Cho phép áp dụng phá sản ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt từ 15/01/2018
Quốc hội đã chính thức bấm nút thông qua Luật các TCTD sửa đổi, có hiệu lực từ 15/01/2018. Phá sản ngân hàng là 1 trong 5 phương án tái cơ cấu TCTD được kiểm soát đặc biệt được Quốc hội đồng ý.
- 14-11-2017Bảo hiểm tiền gửi 100% khi phá sản ngân hàng?
- 13-11-2017Hai nguyên tắc quan trọng khi cho ngân hàng phá sản
- 12-11-2017Công khai "sức khỏe", tránh "sốc" khi cho phép phá sản ngân hàng yếu kém
Chiều ngày 20/11, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi.
Theo đó, có 90,43% số đại biểu tham gia biểu quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi, trong đó tỷ lệ tán thành là 88,8%.
Theo dự thảo luật đã được thông qua, 5 phương án để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; và Phương án phá sản.
Trong các phương án này thì phá sản tổ chức tín dụng là mới nhất, lần đầu được áp dụng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.
Trường hợp xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu: Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản; Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng; Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân; Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.
Về việc tổ chức phá sản, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung tại phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phá sản.
----------
TOÀN BỘ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÍN DỤNG SỬA ĐỔI ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA (XEM TẠI ĐÂY)
Trí Thức Trẻ
- Infographic: Những quyết định quan trọng nào đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV?
- Trung ương cắt 10.000 tỉ đồng cho các dự án chống ngập TP HCM
- Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
- Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại 100% vốn nhà nước tại 17 doanh nghiệp