Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ người gửi tiền là chính đáng, nhưng phải bảo vệ cả người cho vay. Chúng ta không bảo vệ người cho vay cố ý làm trái, mà bảo vệ người làm đúng.
- 26-05-2017Hôm nay Quốc hội thảo luận về nợ xấu
- 25-05-2017Vì sao không ban hành Luật hỗ trợ xử lý nợ xấu mà phải có nghị quyết riêng?
- 25-05-2017Xử lý nợ xấu càng chậm, phí tổn với nền kinh tế càng cao
- 24-05-2017Giải quyết nợ xấu: Sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị
- 24-05-2017Ngân hàng “bình thường” có được hỗ trợ xử lý nợ xấu?
- 24-05-20175 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế
- 24-05-2017Các ngân hàng đồng loạt kêu khó xử lý nợ xấu
-
8 tháng qua điều hành chính sách tiền tệ đang đi đúng hướng. Tôi đánh giá cao điều hành chính tiền tệ của NHNN.
-
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao, dẫn đến chi phí kinh doanh tăng theo, nhu cầu vay vốn của DN tăng mạnh là tất yếu.
Mở đầu buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong diễn đàn Quốc hội, các đại biểu được tiếp cận rất nhiều với các con số nợ, như nợ công, nợ doanh nghiệp, nợ Chính phủ,…và đặc biệt là nợ xấu.
Nợ xấu, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, là nợ quá hạn trong một thời gian dài, khiến cho ngân hàng không thu được nợ một phần hoặc toàn bộ số nợ đã vay.
Để trở thành nợ xấu, theo quy định của ngân hàng, nó phải trải qua nhiều bước, từ nợ chuẩn, đến nợ quá hạn 10 ngày là nợ cần chú ý, qua 91 ngày là nợ dưới chuẩn và từ đây gọi là nợ xấu, tức là từ nhóm 3,4,5. Các khoản nợ này đã được điều chỉnh, thảo luận mà chưa thu hồi được.
Trong hoạt động cho vay, tín dụng ở Việt Nam rất quan trọng, hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động tăng trưởng. Dư nợ tín dụng trên GDP ở Việt Nam là 122%, đây là số cao gấp đôi hoặc gấp 3 lần ASEAN. Điều này cho thấy gánh nặng tín dụng với nền kinh tế là rất lớn.
Vì vậy, tín dụng là hoạt động chủ lực và đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng lại có nhiều rủi ro từ mọi phía. Việc phát sinh nợ xấu là bình thường, nhưng là bất thường nếu tỷ lệ này ở mức cao.
Thời gian qua, khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Thái Lan, nợ xấu đã lây lan sang Việt Nam. Khi ấy đã có thông tư liên bộ vào năm 2001 để xử lý nợ xấu. Khủng hoảng năm 2008-2009 khiến nợ xấu lại xuất hiện, lên đỉnh điểm 2012. Khi ấy chúng ta có đề án 254 và sau đó là đề án 843 (lập nên VAMC) để giải quyết nợ xấu.
Sau 5 năm có VAMC, bản thân ngân hàng đã xử lý được 350 nghìn tỷ đồng. Số nợ chuyển sang VAMC là 250 nghìn tỷ, trong đó VAMC đã xử lý và thu hồi được 50 nghìn tỷ. Dù toàn hệ thống đã nỗ lực nhưng mới chỉ xử lý được phân nửa nợ xấu. Hiện nay tổng cộng các khoản nợ xấu chiếm khoảng gần 6% dư nợ.
Hiện nay chúng ta có thông điệp là sẽ cho ngân hàng phá sản. Nếu ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng tới hàng ngàn, hàng trăm ngàn người dân có tiền gửi.
Nếu xử lý tốt nợ xấu sẽ giải quyết được nhiều mục tiêu như giảm chi phí hoạt động kinh doanh tiền tệ tức là giảm lãi vay. Đại biểu ước tính mức giảm lãi sẽ khoảng 1%. Tiếp đó, người vay sẽ phải tính toán đến việc đi vay và ngân hàng chú ý chất lượng tín dụng hơn.
Với các phân tích đó, đại biểu cho rằng Nghị quyết xử lý nợ xấu là rất cần thiết.
Đại biểu có một điều lo lắng rằng, một điều được bàn nhiều là tài sản đảm bảo. Nhưng tài sản đó ở nợ xấu liệu có còn không? Nếu còn thì là một điều rất mừng để chúng ta xử lý. Và theo đại biểu, qua tham khảo với các ngân hàng thì tài sản đảm bảo hiện nay nằm chủ yếu ở các dự án bất động sản.
Tóm lại, đại biểu cho rằng bảo vệ người gửi tiền là chính đáng, nhưng phải bảo vệ cả người cho vay. Chúng ta không bảo vệ người cho vay cố ý làm trái, mà bảo vệ người làm đúng.
"Trong Nghị quyết bàn nhiều nội dung, trong đó có quyền tài sản đảm bảo theo đúng như hợp đồng là một điều thích đáng. Về trình tự xử lý tài sản cầm cố, qua trao đổi với bên tòa án mới thấy quy trình hiện nay thật là “đau khổ” cho ngân hàng", đại biểu bổ sung thêm.