MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại gia Nhật “nhảy” vào bán lẻ xăng dầu: Phép thử DN nội

Sự tham gia của đại gia Nhật trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu với nhiều kỳ vọng sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường này – nơi bấy lâu vốn được coi là “đất riêng” doanh nghiệp nội địa. Nhưng "miếng bánh" này liệu có dễ xơi?

  • Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
  • “Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng

Đại gia năng lượng của Nhật - Idemitsu Kosan và đối tác là Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) vừa công bố thành lập Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dầu khí. Hiện công ty này đã nhận được Chứng nhận Đăng ký đầu tư của Chính phủ và đang chờ xin đăng ký doanh nghiệp.

Nếu quá trình này diễn ra suôn sẻ thì Idemitsu Q8 không phải là đại gia ngoại duy nhất “nhòm ngó” tới thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam.

Tập đoàn Total – một nhãn hiệu năng lượng của Pháp cũng đã xuất hiện trên thị trường bán lẻ xăng dầu từ những năm 1990, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực khí hoá lỏng, dầu nhờn và xăng dầu.

Đáng nói, sau gần 20 năm hoạt động, thị phần bán lẻ xăng dầu của Total rất khiêm tốn và công ty này hiện đang phát triển các trạm xăng dầu tại khu vực miền Trung, dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu Total.

Chia sẻ với Infonet, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, tiếng là có hơn 23 đơn vị đầu mối nhập khẩu, kinh doanh bán lẻ xăng dầu, song hơn 75% thị phần thị trường bán lẻ lại chủ yếu rơi vào tay 3 “đại gia” là Petrolimex, PVOil và SaigonPetro… Do đó, việc Công ty Idemitsu được thành lập sẽ là tín hiệu vui cho thị trường bán lẻ xăng dầu và người tiêu dùng - nơi lâu nay vẫn được coi là “đất riêng” của các doanh nghiệp nội địa.

“Chúng ta đã hội nhập thì phải mở cửa ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt khi tới đây TPP có hiệu lực thì hội nhập sẽ càng sâu rộng hơn. Việc có nhiều đại gia năng lượng ngoại “nhòm ngó” vào thị trường bán lẻ xăng dầu là hoàn toàn bình thường. Thị trường càng có sự cạnh tranh bao nhiêu thì người tiêu dùng càng được lợi bấy nhiêu. Các doanh nghiệp nội địa buộc phải chuyển mình”- ông Long nói.

Đại gia Nhật sở hữu 35% vốn góp tại Lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá), vì thế khi Idemitsu Q8 được thành lập cũng là một phần nội dung trong cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư. Công ty Idemitsu sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm của Lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá), khi nhà máy này được đưa vào khai thác thương mại từ năm 2017.

Có sẵn nguồn hàng, nhưng để nắm được thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam, ông Long lưu ý, cũng "không dễ xơi". Trước tiên, đại gia Nhật vẫn sẽ phải phát triển đi theo hiệu ứng “vết dầu loang” trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, nghĩa là sẽ phải thăm dò thị trường một cách cẩn trọng chứ không ồ ạt.

Trước ý kiến, sẽ phải thay đổi quy định về đối tượng áp dụng trong Nghị định 83 để “thích ứng” với sự tham gia của đại gia năng lượng ngoại, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, không cần thiết. Ông dẫn giải, kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu đang được áp dụng theo “khung” của Nghị định 83 và đối tượng áp dụng tại Nghị định này chỉ dành cho thương nhân Việt Nam.

Tuy đưa ra đối tượng áp dụng “cứng” là thương nhân Việt Nam, song Nghị định này cũng để ngỏ quy định, “…thương nhân nước ngoài kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này. Trường hợp điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Nghĩa là, khi tham gia thị trường Idemitsu Q8 cũng sẽ phải tuân thủ những quy định của Nghị định 83, và nếu chiếm trên 30% thị phần thì Nhà nước sẽ điều hành giá.

Về phía cơ quan quản lý, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) sẽ là cơ quan đầu mối được giao chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục cho Indemitsu Q8 thời gian tới.

Theo Trường Giang

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên