Đại học Harvard đã dành 75 năm theo dõi 724 người để phát hiện: Những người thành công và hạnh phúc có 1 điểm chung!
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, càng mải mê lo lắng tới những vấn đề bệnh tật, nghèo túng hay thất bại, mọi người sẽ càng khó tìm được thành công để dẫn tới hạnh phúc thực sự.
- 27-03-2020Sinh năm 1994, lương tháng 15 triệu nhưng tự sở hữu 2 căn nhà: Tiết kiệm đã khiến cuộc đời tôi thay đổi như thế nào?
- 23-03-2020Những điều nhất định phải "nhịn" trong mùa dịch bệnh Covid-19: Không học được chữ nhẫn, bạn không chỉ hại bản thân, gia đình, mà còn là "tội đồ" của xã hội
- 22-03-2020Kẻ vô ơn còn đáng sợ hơn cả loài lang sói: Nếu gặp 5 loại người này xung quanh, hãy cố gắng tránh xa!
Vào những năm 1938, giáo sư Arlie Bock – chủ nhiệm khoa vệ sinh dịch tễ của trường Đại học Harvard nhận ra rằng, các nghiên cứu khoa học hiện giờ không thể trả lời được câu hỏi: Con người phải làm sao để được sống thành công và hạnh phúc?
Vì thế, ông đã lập ra một nhóm nghiên cứu đồ sộ, bao gồm các chuyên gia từ tất cả các lĩnh vực như y học, sinh học, nhân loại học, tâm lý học, thần kinh học và công tác xã hội, với đối tượng theo dõi nghiên cứu là 724 thanh niên thuộc đủ các tầng lớp trong xã hội trong suốt 75 năm.
Cuộc nghiên cứu này có thể được xem là công trình dài nhất trong lịch sử mang tên “Grant & Glueck” để tìm ra công thức bí mật làm nên cuộc sống hạnh phúc của con người. Những người chịu trách nhiệm nghiên cứu đã sang thế hệ thứ tư, dưới sự dẫn dắt của nhà tâm thần học Robert Waldigne, và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
724 đối tượng nghiên cứu ban đầu được chia làm 2 nhóm cơ bản, với tiêu chí phân biệt là học thức và hoàn cảnh xuất thân. Trong đó. nhóm đầu tiên bao gồm 268 sinh viên ưu tú nhất, đang theo học năm 2 tại đại học Havard lúc bấy giờ. Nhóm thứ hai bao gồm 456 thanh niên đến từ tầng lớp nghèo khó nhất xã hội, sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn đủ đường.
Các nhà khoa học sẽ gửi các bảng khảo sát nghiên cứu 2 năm/lần, thực hiện phỏng vấn trực tiếp 5 năm/lần, thông qua các câu trả lời, cuộc trò chuyện, tiếp xúc với từng đối tượng ngay tại nhà riêng để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống, tình trạng các mối quan hệ của những người này.
Đồng thời, họ cũng thu thập tất cả những số liệu liên quan tới sức khỏe của người tham dự: Lấy mẫu máu, scan não bộ và thu thập hồ sơ y tế trong suốt thời gian nghiên cứu.
Sau nhiều năm kể từ ngày cuộc nghiên cứu bắt đầu, mỗi thanh niên đều có những thay đổi khác nhau trong suốt một quá trình thay đổi dài của thế giới, từ Thế chiến thứ II, khủng hoảng kinh tế, đến phục hồi kinh tế, rồi lại khủng hoảng tiền tệ….
Có một trong số đó đã trở thành tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ - John F. Kennedy, một số trở thành những kẻ nát rượu, một số khác phát bệnh tâm thần, một số từ dưới đáy xã hội và vươn lên tới đỉnh cao, còn một vài người thì thay đổi theo chiều ngược lại.
Có người kết hôn, ly hôn, thăng chức, trúng cử, thất bại, đứng lên trở lại hay hoàn toàn lụi bại…
Có người thì suôn sẻ nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, có người thì tự hủy hoại sức khỏe của mình và qua đời sớm…
724 cuộc đời với 724 con đường khác nhau đã chỉ ra cho các nhà khoa học thấy rằng: Sự giàu có - danh tiếng - tiền bạc - của cải đều không phải nguyên nhân chính dẫn tới hạnh phúc viên mãn. Chỉ có thành công trong các mối quan hệ mới giúp bạn hạnh phúc hơn.
Hay nói cách khác, lòng yêu thương và quan tâm những người xung quanh sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên vui vẻ.
Điều đó được thể hiện thông qua 3 bài học:
Người thành công trong việc kết nối quan hệ sẽ hạnh phúc
Trong các kết quả nghiên cứu, các nhà học của Havard đã khám phá ra các quan hệ xã hội đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người.
Những người thân thiết với các thành viên trong gia đình, thích giao thiệp với bạn bè hàng xóm và cộng đồng xung quanh nhiều sẽ hạnh phúc, vui vẻ, khỏe mạnh, sống thọ hơn những người không thích giao tiếp, xa cách với mọi người.
Chất lượng các mối quan hệ quan trọng hơn số lượng
Với mỗi mối quan hệ được xây dựng và kết nối, hãy chú trọng tới chất lượng và sự sâu sắc của chúng hơn là số lượng người chúng ta quen biết bên ngoài. Có bao nhiêu người bạn, có kết hôn hay không đều không phải là yếu tố quyết định cuộc sống của bạn có hạnh phúc hay không. Điều khiến chúng ta cảm thấy tổn thương và bất hạnh đó là những sự bất hòa, tranh cãi và “chiến tranh lạnh” trong cuộc sống.
Trong các đối tượng nghiên cứu, có nhiều đôi vợ chồng già đau ốm quanh năm, sức khỏe suy yếu, nhưng họ vẫn luôn giữ được sự vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc từ trong tâm hồn nhờ sự tin yêu và đồng hành đến từ bạn đời, con cháu kề cận xung quanh.
Còn những người cô độc một mình thì luôn cảm thấy tâm trạng nặng nề, mệt mỏi, rất ít khi cảm thấy hạnh phúc viên mãn thực sự dù cơ thể khỏe mạnh, không đau đớn gì.
Những mối quan hệ tốt đẹp là chìa khóa bảo vệ não bộ của con người
Đây được xem là kết quả thú vị nhất mà nghiên cứu tìm ra.
Những người đàn ông có bạn đời mà mình tin tưởng để tâm sự, chia sẻ và giao tiếp trong mọi hoàn cảnh họ cần sẽ bảo toàn trí nhớ của mình tốt hơn là những người sống một mình trong cô đơn. Như vậy, một mối quan hệ bền chặt theo thời gian sẽ là chìa khóa giúp chúng ta chống lại các cuộc tấn công của tuổi già, tránh biến mình thành nạn nhân của những căn bệnh về trí nhớ như Alzheimer…
Thậm chí, dù ở các cuộc hôn nhân thường xuyên xảy ra tranh chấp, đấu khẩu, thì bản thân người đàn ông trong gia đình đó vẫn tiếp nhận lợi ích tích cực nếu chỉ coi tranh cãi là một chất xúc tác của cuộc sống. Thông qua quá trình tranh cãi, não bộ của họ còn có được sức đề kháng tốt hơn, giữ được sự minh mẫn lâu dài hơn.
Có thể thấy rằng, nghiên cứu “Grant & Glueck” dài nhất lịch sử đã cho mọi người thấy được, quá trình theo đuổi hạnh phúc nằm trọn trong việc xây dựng mối quan hệ thành công, chứ không phải mục tiêu giàu sang hay danh vọng.
Đó chính là lý do mà tác gia nổi tiếng của Mỹ Mark Twain từng nói rằng: “Cuộc đời quá ngắn ngủi, không có thời gian cho những cuộc tranh cãi, xin lỗi, thương tâm và chỉ trích. Hãy dùng thời gian để yêu thương, đừng phí hoài dù chỉ là một khoảnh khắc.”
Ở thời điểm suy sụp nhất, một người sống trong yêu thương sẽ biết cách san sẻ, giãi bày khó khăn cùng người khác, được bạn bè hoặc người thân hỗ trợ vượt qua giai đoạn này. Ngược lại, người cô độc chỉ có thể một mình gặm nhấm nỗi đau, tìm những phương pháp tiêu cực để tạm thời quên đi vấn đề của chính mình.
Không cần so sánh nhiều, ắt hẳn ai cũng nhận ra, đâu mới là cách thức tốt nhất để phục hồi trạng thái tinh thần khỏe mạnh cho một người. Do đó, đừng bao giờ xem nhẹ tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội xung quanh.