Đài thiên văn Úc bắt tín hiệu vô tuyến lạ từ chòm sao Đỗ Quyên
Nơi phát ra tín hiệu vô tuyến bí ẩn là 47 Tucanae, một vật thể cổ đại mà bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- 18-01-2024Mùa xuân đến sớm với Toyota mang tên Hybrid: Từ sản phẩm thất bại đến dòng ô tô bán chạy hơn cả xe điện, đẩy Tesla và Elon Musk vào cơn lạnh giá
- 18-01-2024Greenland bị thu hẹp hơn 5.000km2, mất hơn 1 tỷ tấn băng trong 4 thập kỷ
- 18-01-2024Từ chối thăng chức và những vị trí hào nhoáng, thế hệ trẻ Nhật Bản đưa ra lý do hết sức thực tế: Sợ kiệt sức trước khi giàu có!
- 18-01-2024Nỗi lo việc làm bủa vây thanh niên Trung Quốc: Chăm chỉ có tiếng, ‘học ngày học đêm’, đến cả tốt nghiệp Thanh Hoa, Phúc Đán,... vẫn chẳng được như ý
ACTA, một mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến vận hành bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (CISRO - Úc), đã bắt được một tín hiệu vô tuyến cực kỳ yếu, đi từ nơi cách xa địa cầu 15.300 năm ánh sáng.
Theo Sci-News, tín hiệu được sàng lọc từ dữ liệu 450 giờ quan sát của ACTA, nhắm vào cụm sao cầu 47 Tucanae cổ đại.
Đó là một cụm sao cầu có đường kính tận 120 năm ánh sáng và là một trong những cụm sao sáng nhất trên bầu trời, nằm trong chòm sao Đổ Quyên ở phía Nam bầu trời.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Arash Bahramian từ Đại học Curtin và Trung tâm Nghiên cứu thiên văn vô tuyến quốc tế (IRAC) của Úc cho biết 47 Tucanae là một thế giới gồm hàng chục ngàn đến hàng triệu ngôi sao tụ thành một quả cầu.
Đó là cách mà các ngôi sao trong vũ trụ trải qua "tuổi già" nên các cụm sao cầu đều rất cổ đại và được coi như "hóa thạch" từ bình minh vũ trụ.
Có hai giả thuyết được nhóm tác giả đặt ra. Không có người ngoài hành tinh nào ở đây, nhưng có những điều thú vị khác.
Khả năng thứ nhất là tín hiệu vô tuyến đó đến từ một lỗ đen khối lượng trung bình, một loại lỗ đen cực hiếm và còn nhiều bí ẩn của vũ trụ.
Khả năng thứ hai nó là một sao xung, là dạng sao neutron quay nhanh, cực mạnh, bắn ra tín hiệu vô tuyến khắp xung quanh. Sao neutron là "thây ma" của các ngôi sao khổng lồ đã một lần sụp đổ.
"Một sao xung gần trung tâm cụm sao này cũng là một khám phá thú vị về mặt khoa học vì nó có thể được sử dụng để tìm kiếm một lỗ đen trung tâm chưa được phát hiện" - các tác giả cho biết.
Phát hiện về tín hiệu vô tuyến lạ vừa được công bố trong bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí Astrophysical Journal.
Người Lao Động