Đàn ông 27 tuổi không rèn tính kỉ luật, nửa đời sau ‘hỏng bét’: Không kỉ luật làm gì cũng khó!
Hiểu được khái niệm kỷ luật ở độ tuổi 27 là một bước cần thiết để cân bằng sức khỏe thể chất và tinh thần khi bạn già đi.
- 19-01-2023'Cô đồ' sở hữu clip triệu view và thu nhập khủng tuổi 27: Đến với nghề từ tình yêu con chữ, tiết lộ chỉ xin chữ 'Tài' mà thiếu điều này thì khó thành công
- 15-12-2022Thạc sĩ 56 tuổi kiếm 27 tỷ đồng/năm nhờ chăn nuôi giống lợn sắp tuyệt chủng: Thành bại trong kinh doanh phụ thuộc vào 2 yếu tố tiên quyết
- 02-12-2022Cô gái 27 tuổi đút túi cả tỷ đồng, tậu được nhà chỉ nhờ bán…“rác” trên Facebook
- 24-11-2022Triệu phú 2 lần thành công nhờ "mặt dày": 27 tuổi sở hữu khối tài sản trăm triệu, sau phá sản lại sở hữu hơn 200 nhà hàng
Phil Stutz (bác sĩ tâm thần, đồng thời cũng là nhân vật chính của một bộ phim tài liệu của Netflix được phát hành gần đây có tên "Stutz", trong bộ phim, ông thảo luận về phương pháp trị liệu của mình với khách hàng là đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, Jonah Hill) đã nói trong một tập gần đây của chương trình "Armchair Expert" rằng, muốn có một cuộc sống trọn vẹn, chúng ta cần phải có kỷ luật. Nhưng điều đó không có nghĩa là tự dằn vặt bản thân khi bỏ lỡ một buổi tập hoặc mắc lỗi trong công việc.
Muốn có một cuộc sống trọn vẹn, chúng ta cần "hiện thực hóa bản thân" (cấp độ phát triển tâm lý cao nhất trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow, nó nói rằng trong bất cứ cá nhân nào cũng có sẵn một tiềm năng, một hoài bão sâu xa, một chí hướng mà sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu cấp dưới: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm, nhu cầu xã hội... cá nhân mới thật sự cảm nhận được và điều này không phải là sự khẳng định bản thân theo nghĩa tự đề cao bản thân, phủ nhận những người khác), và theo đó, có ba loại kỷ luật cần thiết để làm được điều này.
Bác sỹ tâm thần Phil Stutz (Ảnh: Netflix)
Ba giai đoạn kỷ luật, mỗi giai đoạn đều có giá trị riêng, nhưng nghiên cứu của Stutz cho thấy chúng hoạt động tốt nhất khi phối hợp với nhau. Bên cạnh đó, Stutz tin rằng hiểu được khái niệm kỷ luật ở độ tuổi 27 là một bước cần thiết để cân bằng sức khỏe thể chất và tinh thần khi bạn già đi.
Dưới đây là ba giai đoạn kỷ luật theo bác sỹ tâm thần Stutz:
Kỷ luật phản ứng
Kỷ luật phản ứng là tiếng nói trong đầu bạn, thứ âm thanh bảo bạn thực hiện hoặc tránh một số hành động nhất định, dựa trên cách bạn dự đoán kết quả.
Bạn được xem là thành thạo 'kỷ luật phản ứng' nếu bạn có thể đổ đầy bình lọc nước trong căn hộ của mình mà không gây gổ với bạn cùng phòng, cho rằng họ lười biếng vì đã không làm điều đó sớm hơn. 'Kỷ luật phản ứng' là cách bạn phản ứng với xung đột bên trong hoặc bên ngoài.
"Phản ứng, chẳng hạn như: 'Đừng ăn cái bánh quy đó', nó còn một tên gọi khác là 'tự kiềm chế'", Stutz nói trên podcast.
Ông nói thêm, đây có thể là giai đoạn không thoải mái vì nó có thể đi ngược lại với những gì bạn đang làm hoặc đang muốn.
Kỷ luật cấu trúc
Việc thực hiện những 'thói quen phản ứng' và đưa chúng vào những hoạt động "cơ bản" hàng ngày của bạn được gọi là kỷ luật cấu trúc. Stutz mô tả nó giống như việc tạo ra một "hình dáng" cho ngày của bạn và tuân theo "hình dáng" đó một cách có chủ ý.
'Hình dáng' lý tưởng nhất là 'hình dáng' sẽ đưa bạn đến gần hơn với cuộc sống mà bạn mong muốn. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là uống nhiều nước hơn, vậy thì hãy thức dậy vào buổi sáng và đổ đầy bình lọc nước một cách có chủ ý, mà không cần quan tâm tới hành vi của bạn cùng phòng của bạn.
Một số nhà tâm lý học cho biết bí quyết hình thành nên những thói quen lành mạnh là kết hợp hai bước kỷ luật nêu trên của Stutz. Kỷ luật cấu trúc dựa nhiều hơn vào việc ra quyết định có ý thức, trong khi kỷ luật phản ứng dựa trên hành vi tiềm thức.
Thói quen là hành vi tiềm thức. Theo giáo sư Wendy Wood của Đại học Nam California, chúng hoạt động tự động, ít hoặc không cần suy nghĩ và chiếm 43% các hành động hàng ngày của chúng ta.
Trong cuốn sách của mình, "Good Habits, Bad Habits: The Science of Making Positive Changes That Stick", Wood diễn giải như sau: Bạn không cần phải nghĩ về việc hôn con mỗi ngày trước khi đi làm, bởi đây là một thói quen tiềm thức.
Nói cách khác, thói quen - tốt và xấu - được hình thành thông qua các hành động hàng ngày theo thời gian, nó phụ thuộc vào những hành động bạn làm mỗi ngày.
Kỷ luật mở rộng
Theo Stutz, chỉ dựa vào những hành vi hàng ngày là chưa đủ. Ông nói, trưởng thành có nghĩa là liên tục bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và giữ một tư duy cởi mở.
Vì vậy, loại kỷ luật tự giác thứ ba và cũng là loại cuối cùng Stutz định nghĩa là có một sự kỷ luật "không ngừng tiến về phía trước".
Ông nói: "Kỷ luật mở rộng là để tận dụng các cơ hội. Những cơ hội đó có thể áp dụng cho cuộc sống nghề nghiệp hoặc cá nhân của bạn, nhưng nó phải khiến cho bạn có cảm giác như 'đi vào nơi chưa biết'".
Điểm mấu chốt để giữ cho bộ não của bạn luôn hoạt động và duy trì sức khỏe thể chất cũng như tinh thần là cân bằng giữa bộ não có ý thức và tiềm thức. Theo Stutz, việc giữ cho bộ não luôn hoạt động có thể giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng trong suốt cuộc đời.
Stutz định nghĩa sự viên mãn hay sống trọn vẹn là sự kết hợp của "năng lượng tinh thần" và "năng lượng thể chất".
Kỷ luật là chìa khóa để tổng hợp và duy trì nguồn năng lượng tinh thần đó vì nó giúp bạn tích lũy những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi bạn già đi, Stutz nói thêm: Sau 27 tuổi, năng lượng thể chất của bạn đạt đến đỉnh điểm và bạn cần nhiều năng lượng tinh thần hơn để cảm thấy cân bằng.
Stutz đi đến kết luận đó thông qua việc theo dõi các khách hàng của mình. Ngoài ra, Khoa Nghiên cứu Lão hóa và Lão khoa của Viện Nghiên cứu Lão hóa của Đại học Florida đã phát hiện ra vào năm 2009 rằng bạn chắc chắn cảm thấy mệt mỏi về thể chất hơn khi có tuổi.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức năng lượng có thể đạt đỉnh ở bất cứ đâu từ 17 đến 30 tuổi, tùy thuộc vào mức độ bạn tập thể dục. Khoảng 40 tuổi, những mức đó bắt đầu giảm xuống.
Stutz nói: không ngừng giữ cho bản thân kỷ luật tự giác là cách bạn duy trì khả năng thích nghi khi bạn già đi. Bạn có thể bắt đầu từ những hành động vô cùng đơn giản, chẳng hạn như Stutz, sau khi đeo đồng hồ trên cổ tay phải trong nhiều năm, ông chuyển nó sang bên trái để tập cho não bộ của mình một thói quen mới.
Theo Stutz, kỷ luật tự giác không phải là thứ bạn sinh ra đã có hoặc không có, nó hoàn toàn có thể được trau dồi.
Thể thao văn hóa