Đang trên đà bứt phá trở thành siêu cường kinh tế, quốc gia châu Á nhận hồi chuông cảnh báo khi số người già sắp đông hơn số trẻ em: Nỗi lo “chưa giàu đã già” có thành sự thật?
Một người đàn ông 60 tuổi đang thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Ấn Độ. Ảnh: Sopa Images / Lightrocket / Getty Images
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) dự đoán dân số già của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 và vượt qua cả số trẻ em của nước này.
- 03-10-2023“Tạo tác lỗi thời” của siêu cường châu Á trở thành ngọc quý trong mắt Warren Buffett: Huyền thoại đầu tư chịu xuống tiền đều có lý do
- 02-10-2023Trung Quốc củng cố vị thế thống trị ngành quan trọng với phát hiện đột phá: Pin sạc lại được 1.400 lần, giá thành cạnh tranh, khẳng định khả năng vượt xa thế giới
- 02-10-2023Chiếm lĩnh gần hết thị trường toàn cầu, hai quốc gia Đông Nam Á đang làm cả thế giới lo lắng vì những cây cọ già
Trong báo cáo mới đây, UNFPA cho biết số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 149 triệu người vào năm 2022 lên 347 triệu vào năm 2050.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đến năm 2046, số người già ở Ấn Độ sẽ đông hơn số trẻ em từ 0-14 tuổi. Số người trong độ tuổi từ 15-59 cũng sẽ suy giảm.
Quốc gia Nam Á này hiện là nước đông dân nhất thế giới và có dân số trẻ lớn nhất, với 65% người Ấn Độ dưới 35 tuổi.
Tuy nhiên, theo dự đoán của UNFPA, mặc dù tổng dân số Ấn Độ sẽ tăng 18% từ năm 2022-2050, nhưng dân số già lại tăng tới 134%. Những người từ 80 tuổi trở lên sẽ tăng 279% trong cùng khoảng thời gian này.
UNFPA cho biết thêm: “Đến năm 2050, cứ 5 người Ấn Độ thì có 1 người là người già”.
Không riêng Ấn Độ, các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ đối mặt với những vấn đề tương tự.
UNFPA cho biết số người từ 60 tuổi trở lên trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng gấp đôi và đạt 2,1 tỷ người vào năm 2050. Cơ quan này nhấn mạnh rằng sự gia tăng về số lượng và tỷ lệ người cao tuổi sẽ xuất hiện rõ nét ở mọi khu vực trên thế giới. Những nơi kém phát triển hơn sẽ ghi nhận tỷ lệ dân số già tăng cao hơn.
Dân số già ở Ấn Độ gia tăng sẽ gây ra hàng loạt thách thức về kinh tế, văn hoá xã hội. UNFPA lưu ý rằng số lượng goá phụ sẽ tăng vì phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới. Do đó, các chính sách và chương trình phải đặc biệt tập trung vào nhu cầu của nhóm tuổi này.
Nghiên cứu cho biết phụ nữ nông thôn Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những người sống ở thành thị. Họ phải đối mặt với sự cô lập, giao thông khó khăn, thu nhập không ổn định và thiếu thốn dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phù hợp.
Báo cáo cho biết tình trạng thu nhập thấp hoặc không có thu nhập, trong khi chi phí chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng sẽ đặt gánh nặng lớn lên dân số già của đất nước.
Theo số liệu UNFPA trích dẫn từ nghiên cứu Longitudinal Ageing Study in India, 51% nam giới từ 60 tuổi trở lên đi làm, nhưng chỉ có 22% phụ nữ độ tuổi này làm điều tương tự.
Tỷ lệ người cao tuổi ở nông thôn đi làm (40%) cao hơn so với khu vực thành thị (25,6%). Họ làm các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp hoặc lâm nghiệp.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản