“Tạo tác lỗi thời” của siêu cường châu Á trở thành ngọc quý trong mắt Warren Buffett: Huyền thoại đầu tư chịu xuống tiền đều có lý do
Tưởng rằng đã lụi tàn, các “sogo shosha” nắm giữ vị thế độc nhất vô nhị cho một thế giới cần chuyển đổi tích cực và bền vững.
- 02-10-2023Đặt cược vào taxi "bay", thành phố mọc lên từ cát sa mạc và nắng chói chang đang ngày càng tiệm cận với cuộc sống viễn tưởng
- 02-10-2023Trung Quốc củng cố vị thế thống trị ngành quan trọng với phát hiện đột phá: Pin sạc lại được 1.400 lần, giá thành cạnh tranh, khẳng định khả năng vượt xa thế giới
- 02-10-2023Chiếm lĩnh gần hết thị trường toàn cầu, hai quốc gia Đông Nam Á đang làm cả thế giới lo lắng vì những cây cọ già
Các sogo shosha - Berkshire Hathaway phiên bản Nhật
Suốt nhiều năm, người Nhật thường coi các công ty thương mại tổng hợp, hay còn gọi là sogo shosha, là những tạo tác lỗi thời của một giai đoạn đã qua trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Tuy nhiên, sogo shosha ngày nay lại trở thành xu hướng. Nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ Warren Buffett đã nắm giữ lượng lớn cổ phần trong 5 sogo shosha lớn nhất Nhật Bản. Năm tập đoàn này bao gồm: Itochu, Mitsubishi Corp., Mitsui & Co., Sumitomo Corp. và Marubeni.
Điều này giúp thúc đẩy chỉ số Nikkei 225 tăng trở lại mức cao chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua. Chia sẻ với Nikkei Asia trước đây, Buffett “rất tự hào” về những khoản đầu tư này. Ông thấy các sogo shosha rất giống với tập đoàn Berkshire Hathaway của chính ông.
Kể từ thập niên 1990, sogo shosha đã chuyển hướng từ giao thương sang trực tiếp sở hữu và điều hành các doanh nghiệp, với tư cách là đơn vị nắm giữ cổ phần của các công ty và dự án. Điều này khiến cho các công ty này giống với Berkshire Hathaway ở Mỹ.
Ngày nay, các tập đoàn này hiện diện trên toàn cầu với tư cách là nhà đầu tư chiến lược vào các dự án và tổ chức trong nhiều ngành công nghiệp như năng lượng, khoáng sản, hóa chất và thực phẩm. Mỗi tập đoàn là sự kết hợp giữa nhà cung cấp dịch vụ logistic, nhà hỗ trợ tài chính, nhà đầu tư và công ty tư vấn.
Sogo shosha giờ đây có vị thế độc nhất vô nhị để giải quyết nhiều thách thức phức tạp mà thế giới đang đối mặt. Đáng chú ý nhất trong số đó là quản trị chuỗi cung ứng và chuyển đổi xanh. Cả hai đều yêu cầu sự phối hợp và hợp tác giữa các công ty thuộc các ngành khác nhau để tạo ra hệ sinh thái bền vững.
Sogo shosha vốn không phải là công ty thương mại “tổng hợp”. Ban đầu, họ là những công ty thương mại tập trung vào một lĩnh vực nhất định, như dệt may hoặc hoá chất. Nhưng khi thương mại Nhật Bản phát triển sau Thế chiến thứ hai, tất cả các tập đoàn này đều mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác.
Itochu, một trong những tập đoàn được Buffett hậu thuẫn, khởi nghiệp trong ngành dệt may cách đây 150 năm. Công ty kết nối các nhà cung cấp nguyên liệu thô ở nước ngoài với các nhà sản xuất vải Nhật Bản.
Trong những năm qua, Itochu mở rộng sang lĩnh vực vận tải và dịch vụ tài chính để hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng thêm thuận lợi. Quyết định mở rộng của tập đoàn này cũng mở ra cánh cửa cơ hội cho các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, các dịch vụ của sogo shosha dần lỗi thời khi chính khách hàng của họ tự mở rộng khả năng của mình. Đến thập niên 1980, sogo shosha rơi vào “mùa đông” khắc nghiệt. Một số nhà quan sát khi đó coi như những tập đoàn này đã tàn lụi.
Bài học từ mô hình kinh doanh sogo shosha
Khi sogo shosha bắt đầu chuyển sang mô hình đầu tư cổ phần, họ muốn kết hợp hoạt động giao dịch với hoạt động đầu tư kinh doanh. Lúc đó, doanh thu của họ chủ yếu đến từ chênh lệch giá mua - giá bán hàng hoá và phí dịch vụ. Sự thay đổi trong cách tiếp cận đã đưa cổ tức và việc phân phối lợi nhuận lên thành ưu tiên hàng đầu.
Các tập đoàn này đặc biệt chú trọng vào chuỗi cung ứng khi đại dịch bùng phát và sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhiều nhà sản xuất Mỹ gặp khó khăn do thiếu container, thiếu tàu vận chuyển, tắc nghẽn cảng và các vấn đề về xe tải cũng như tài xế. Với chuyên môn và mạng lưới của mình, Itochu Logistics đã giúp giải quyết các vấn đề của nhà sản xuất bằng cách tìm ra tuyến đường tối ưu, tìm các cảng ít tắc nghẽn hơn, sắp xếp giao hàng nội địa và đầu tư cho nhà kho gần nhà máy của khách hàng.
Trong quá trình chuyển đổi xanh, Itochu đã giúp công ty nhiên liệu Neste của Phần Lan mở rộng doanh số bán dầu diesel tái tạo và nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) tại Nhật Bản. Cụ thể, Itochu đã đạt thoả thuận bán SAF với hai hãng hàng không lớn nhất nước Nhật là All Nippon Airways và Japan Airlines.
Cuối cùng, tập đoàn này còn được quyền phân phối động cơ diesel tái tạo của Neste tại Nhật Bản và xây dựng chuỗi cung ứng với công ty Itochu Enex để bắt đầu phân phối nhiên liệu trên toàn quốc.
Với số lượng ngành công nghiệp mà các công ty thương mại đang tham gia trên khắp thế giới, cơ hội tạo ra hệ sinh thái bền vững là vô tận. Mitsubishi Corp., một công ty khác được Buffett đầu tư, đã công bố hợp tác với Tokyo Gas, Osaka Gas, Toho Gas và công ty năng lượng Sempra của Mỹ để sản xuất nhà máy e-metan. Từ đó, họ hóa lỏng sản phẩm của nhà máy này để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Giới kinh doanh có thể học được nhiều điều từ mô hình kinh doanh sogo shosha. Nhưng bài học quan trọng và phù hợp nhất là bước ra ngoài ngành của mình và xây dựng mối quan hệ đối tác xuyên ngành. Có như thế, thế giới mới giải quyết được những thách thức lớn như giảm khí thải nhà kính.
Đây là một chiến lược tương đối mới, ngay cả với các công ty thương mại. Vốn từ lâu các công ty đã có tâm lý làm việc độc lập và thiếu sự hợp tác liên ngành. Ngày nay, nhiều công ty đang nỗ lực phá vỡ lối mòn tư duy và dỡ bỏ các rào cản bằng việc kết hợp các nhóm ngành.
Việc thay đổi các tiêu chuẩn ngành có thể tạo ra những cơ hội mới. Trong khi một số người vẫn coi sogo shosha là bí ẩn, hoặc chỉ là những công ty trung gian ít mang lại giá trị, họ đã trở thành “chất xúc tác” cho một thế giới cần chuyển đổi tích vực và bền vững.
Tham khảo Nikkei Asia
Nhịp Sống Thị Trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản