Đắt đỏ và thời thượng, vì sao đồng hồ Hublot vẫn bị cho là 'không đáng để đầu tư'?
Đắt đỏ và thời thượng, vì sao đồng hồ Hublot vẫn bị cho là 'không đáng để đầu tư'?
- 25-09-2021Mr Xuân Hoàn - tay Sales Mercedes "nổi danh như cồn", "phù thuỷ" độ hàng trăm xe tiền tỷ khắp cả nước: Đã làm thì phải CHẤT!
- 23-09-2021Cặp đôi KTS "Nhà của Gió": "Nhà không phải viện bảo tàng hay quán xá để ra sức thể hiện sự ấn tượng nhưng phải có gu, chất nghệ và quan trọng nhất là sự bình yên"
Lần đầu lịch sử ngành có đồng hồ làm bằng dây cao su
Carlo Crocco thành lập Hublot (bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nghĩa là "cửa sổ") vào năm 1980 với mẫu đồng hồ cổ điển kết hợp kim loại quý với dây cao su. Vào thời điểm đó, khái niệm này là không bình thường vì cao su không phải là một nguyên liệu gắn liền với dòng đồng hồ thể thao thạch anh giá rẻ. Tuy nhiên ý tưởng này vẫn theo suốt với thương hiệu với mong muốn khách hàng có thể vừa đeo chúng để mặc vest nhưng cũng vẫn phù hợp với những bộ đồ casual thoải mái khi đi nghỉ ngơi.
Trước đó, Crocco làm việc cho tập đoàn Binda, nổi tiếng với việc sản xuất Đồng hồ Breil và Wyler Geneva. Crocco đã phát triển loại dây đeo cao su tự nhiên đầu tiên của ngành đồng hồ sang trọng. Chiếc đồng hồ Hublot nam đầu tiên được giới thiệu là tại hội chợ Basel và nhận được phản hồi tốt, các nhà bán lẻ và khách hàng nhanh chóng yêu thích Hublot như một luồng gió mới trong giới chơi đồng hồ.
Dây cao su là đặc sản của đồng hồ Hublot, những tưởng không thành công nhưng lại có doanh số quá ấn tượng. Ảnh: Hublot
Hublot kiên quyết chỉ sản xuất đồng hồ nam cho đến năm 2008, khi đồng hồ nữ được cho ra mắt. Đồng hồ nữ nhỏ hơn, được đính đá quý và màu sắc bắt mắt. Không có gì ngạc nhiên khi sự phát triển nhanh chóng của Hublot với tư cách là người chơi nổi bật trong thị trường đồng hồ xa xỉ sẽ thu hút các thương hiệu khác. Crocco đã bán Hublot cho tập đoàn LVMH và ngày càng thành công trong việc đưa đồng hồ ngoại cỡ tiến những bước xa hơn với các mẫu có đường kính lên đến 48mm.Năm quan trọng nhất trong lịch sử phát triển Hublot chính là khi Jean-Claude Biver trở thành cổ đông kiêm vai trò giám đốc điều hành. Biver có tài tiếp thị và đã sớm đưa Hublot lên một "level" khác khi bắt đầu nghiên cứu đưa vào sản xuất các loại vật liệu như sợi carbon, gốm, kevlar, magiê, tantali và vonfram. Năm 2005, Hublot phát hành mẫu Big Bang, một chiếc đồng hồ ngoại cỡ đã giành được nhiều giải thưởng và trở thành mẫu đồng hồ thành công về mặt thương mại chỉ sau 1 đêm. Đồng hồ bán chạy như tôm tươi và doanh thu của công ty tăng theo cấp số nhân.
Ảnh: Hublot |
Giá cả đắt đỏ nhưng không phải hạng mục đáng đầu tư
Chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới gọi tên The Hublot với giá 5 triệu USD được bao phủ bởi 1.200 viên kim cương qua đôi bàn tay 17 người và 14 tháng mới xong. Nó được mua bởi nữ ca sĩ Beyonce dành cho ông xã Jay-Z của cô. Grand Prix de Geneve được công nhận là chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới năm 2009 với phần thân và vàng trắng 18 carat và mặt số được bao phủ bởi kim cương baguette. Chiếc này có giá 1 triệu USD.
Ngoài ra, những chiếc đồng hồ khác của Hublot cũng rất đắt, chiếc rẻ nhất trong danh sách 10 đồng hồ giá trị nhất của thương hiệu cũng lên tới 62.500 USD – đó là chiếc The Bigger Bang.
Hublot không chỉ dùng vật liệu có chất lượng cao mà còn tiên phong trong việc sử dụng những nguyên liệu chưa từng được sử dụng trong ngành chế tạo đồng hồ. Ví dụ, Hublot không dùng chỉ 1 loại vàng, người ta mang trộn nhiều loại vàng với nhau để cho ra hỗn hợp mạnh nhất, giống như Magic gold là chiếc đồng hồ vàng chống xước đầu tiên trên thế giới chẳng hạn. Hay Hublot cũng đặt tên cho kim loại do riêng mình chế tạo ra, như Hublonium.
Hublot cũng dùng gốm và sợ carbon có độ bề cao nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt để có thể chế tác một cách chính xác. Hoặc như Big Bang Unico Sapphire được chế tạo từ các khối tinh thể sapphire. Tất cả các nguyên liệu làm đồng hồ đều được liệt kê trong danh mục sản phẩm cho thấy thương hiệu rất tự hào về sự tìm tòi này của mình.
|
Chiếc đồng hồ trị giá 5 triệu USD của nhà Hublot. Ảnh: Hublot |
Mỗi thiết kế của đồng hồ Hublot là một tác phẩm nghệ thuật. Sau khi bản vẽ được hoàn thành trên giấy thì bộ chuyển động sẽ được lên ý tưởng, như horological là điểm đặc trưng của thương hiệu. Hay bộ chuyển động trong Calibre HUB 1201 có thể dự trữ năng lượng trong 10 ngày cũng rất đáng lưu tâm. Về phần tay nghề thủ công của những người thợ Hublot thì dường như không cần bàn, họ có thể lắp ráp các linh kiện một cách chính xác để tạo ra những chiếc đồng hồ đáng giá từng xu.
Hublot gắn bó chặt chẽ với các môn thể thao, đặc biệt là bóng đá ở các giải như Euro 2008 và FIFA World Cup cùng các câu lạc bộ như Manchester United, Paris Saint-Germain, Juventus và FC-Bayern. José Mourinho và Pelé, cũng từng là đại sứ của thương hiệu. Mới đây nhất, ngôi sao quần vợt Novak Djokovic cũng đã gắn tên mình với Hublot.
Giá của Hublot thuộc dạng đắt đỏ nhưng lại không được coi là khoản đầu tư tốt. Giá trị bán lại của Hublot thấp hơn các loại đồng hồ khác như Rolex. Vì thế, những người thực sự có kinh tế, muốn mua đồng hồ để đeo và giữ lại thì sẽ mua Hublot, còn lại với các nhà đầu tư, họ dường như không mấy mặn mà.
Tay vợt Novak Djokovic trở thành đại sứ thương hiệu mới của Hublot. Ảnh: Hublot |
Các nhà sưu tập đồng hồ cổ điển “ghét bỏ” Hublot
Phần lớn cho rằng Hublot là những chiếc đồng hồ dành cho giới tân cổ điển, những người vừa mới kiếm được tiền và muốn cho cả thế giới thấy điều đó. Còn với các nhà sưu tập đồng hồ, họ lại không mấy mặn mà với thương hiệu này.
Hublot nổi tiếng vì thiết kế nhưng cũng chính yếu tố này lại là một trong những lý do khiến nó bị “ghét bỏ. Cụ thể, mẫu Hublot Big Bang Chronograph được cho là đã vay mượn ý tưởng rất nhiều từ Audemars Piguet Royal Oak Offshore Chronograph đã ra mắt trước đó cả 10 năm. Suốt khoảng thời gian dài, sự “sao chép” này đã gây ra tranh cãi rất lớn.
Một nguyên nhân nữa để Hublot bị chê đó là vẫn trang bị bộ máy ETA không tương xứng với giá bán. Khách hàng có thể tìm thấy bộ máy này ở một chiếc Tissot có giá bán rẻ hơn 6 lần.
Ngoài ra, Hublot dưới bàn tay tiếp thị của Biver hiểu rất rõ sức mạnh của độc quyền. Các phiên bản giới hạn được ra đời với tôn chỉ: “Bất cứ nơi nào khách hàng của chúng tôi đi đến, anh ta phải gặp Hublot. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho khách hàng cảm thấy chúng tôi thuộc về thế giới của họ, về phong cách sống, về cảm xúc và giấc mơ của họ” – Biver. Tuy nhiên, lựa chọn này lại bị coi là điểm trừ của Hublot. Với mỗi sự kiện, đội nhóm hoặc cá nhân nổi tiếng Hublot đều có mẫu mã riêng. Dù không thể phủ nhận mô hình này đã mang đến thành công cho Hublot, đặc biệt là mẫu đồng hồ nam nhưng nhiều ý kiến cũng nhận định đó là một chiêu trò tiếp thị quá phô trương.
Có nhiều lý do để giới sưu tập đồng hồ thuần túy không thích Hublot. Ảnh: Hublot |
Người đồng hanh