Dầu có thể “ế” nhưng cả thế giới đang tranh giành để mua một thứ từ Nga
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
- 22-04-2022Lạm phát năng lượng xanh: Thuốc "tiên" chữa lành cho phương Tây khỏi cơn nghiện dầu khí Nga hết hiệu nghiệm
- 22-04-2022Bộ trưởng kêu gọi người dân ít tắm để cai nghiện dầu khí Nga nhưng quốc gia này đang "bỏ xó" nguồn năng lượng khổng lồ: Tại sao?
- 20-04-2022Năng lượng ‘ế’ có thể giúp Nga lách lệnh trừng phạt theo cách không ai ngờ nhất
Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty khai thác kim cương khổng lồ từ Nga đang gây ra hỗn loạn trong ngành. Các nhà kinh doanh và nhà sản xuất phải tìm kiếm các giải pháp để tiếp tục khai thác một trong những nguồn đá quý chính của thế giới.
Theo nguồn thạo tin, người mua trên khắp các trung tâm thương mại lớn ở Antwerp, Dubai và các trung tâm sản xuất lớn ở Ấn Độ đã dành hai tuần qua để tham khảo ý kiến các luật sư. Họ muốn xác định nội dung các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Alrosa PJSC và cách để họ có thể tiếp tục mua kim cương.
Trong khi đó, kim cương của Nga đã không còn được chuyển đến Surat, Ấn Độ, trung tâm chế tác kim cương của thế giới. Các ngân hàng Ấn Độ không thể hoặc không muốn xử lý các khoản thanh toán.
Một phái đoàn của Alrosa đã đến thăm Ấn Độ vào đầu tuần này và tổ chức các cuộc họp với khách hàng và các nhóm thương mại để thảo luận về cách tạo thuận lợi cho việc mua bán kim cương. Sự gián đoạn đã tác động đến giá kim cương khi những viên đá nhỏ hơn mà Alrosa chuyên sản xuất đã bắt đầu tăng giá trong tuần qua.
Công ty Alrosa được nhà nước kiểm soát hiệu quả. Chính phủ liên bang sở hữu 33% và chính quyền địa phương nắm giữ 25%. Mất nguồn cung trong một thời gian dài hơn sẽ là cơn địa chấn đối với thế giới kim cương. Công ty của Nga chiếm khoảng 1/3 nguồn cung đá quý thô toàn cầu, tương đương với công ty độc quyền cho đến đầu thế kỷ này là De Beers.
Alrosa đã lên kế hoạch tổ chức đợt bán tiếp theo vào tuần tới. Đây là 1 trong 10 đợt bán mà công ty tổ chức hàng năm. Nhưng không chắc Alrosa có thể bán được viên kim cương nào vì các ngân hàng không thể xử lý thanh toán.
Theo nguồn thạo tin, mặc dù các chính phủ phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và các công ty lũ lượt rút khỏi nước này, nhiều công ty trong ngành kim cương Ấn Độ vẫn muốn tiếp tục mua.
Các công ty kim hoàn tên tuổi của Mỹ là Tiffany & Co. và Signet Jewelers Ltd. cho biết họ sẽ ngừng mua kim cương mới được khai thác ở Nga. Song, các nhà bán lẻ ở những nơi như Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông đã không làm như vậy.
Các cuộc họp của Alrosa ở Ấn Độ trong tuần này bao gồm các cuộc thảo luận về cách cho phép các nhà sản xuất và thương nhân Ấn Độ thanh toán cho kim cương của Alrosa.
Cuộc thảo luận bao gồm việc thanh toán bằng đồng rúp hoặc rupee, nhưng không có thoả thuận chắc chắn nào được thực hiện. Bất kỳ thoả thuận nào cũng sẽ cần đến sự hỗ trợ từ chính phủ Ấn Độ, vốn không tham gia vào các cuộc họp.
Alrosa đã từ chối đưa ra bình luận.
Nhà khai thác kim cương khổng lồ Alrosa có thể tìm đến một lựa chọn thay thế là bán đá quý của mình cho chính phủ Nga, như đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Bộ Tài chính Nga cũng từ chối đưa ra bình luận.
Ngành công nghiệp toàn cầu đã cảm nhận được sự gián đoạn xung quanh kim cương của Nga. Ngành này vốn đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đá thô trước cả khi chiến sự tại Ukraine bùng nổ.
Giá kim cương thô trong năm qua đã tăng khi người tiêu dùng Mỹ, thị trường quan trọng nhất, đã mua trang sức với số lượng kỷ lục. Điều đó đã tạo ra sự bùng nổ cho các công ty kinh doanh, chế tác và sản xuất kim cương.
Giá kim cương thô bắt đầu giảm từ tháng trước do lo ngại lạm phát bắt đầu ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá các loại đá nhỏ hơn đang tăng trở lại do hoạt động buôn bán tìm kiếm sự đảm bảo nguồn cung.
Nguồn: Bloomberg