Đầu gối răng rắc, chân cứng ngắc, ngón tay khó gập... cảnh báo 5 bộ phận đang bị tổn thương, bỏ ngay 3 thói quen khiến bệnh nặng hơn
Sức khỏe của sụn bắt đầu xuống dốc sau tuổi 30. Đặc biệt, sau tuổi 50, nếu là sụn bị hư hỏng sẽ không thể tái tạo. Vì vậy những người có nguy cơ cao nên làm chú ý việc phòng ngừa.
- 22-01-2022Thứ rau "quốc dân" của người Việt nhưng người Nhật lại rất thích, giúp nhuận tràng, hạ đường huyết nhưng có 5 nhóm người dù thèm cũng không nên ăn
- 22-01-2022Lông ở bộ phận này bỗng nhiên chuyển từ đen sang trắng thì phải chú ý: Gan nóng, thận yếu, cơ thể suy nhược trầm trọng, thay đổi lối sống ngay để tuổi thọ được kéo dài, bệnh tật tránh xa
- 22-01-20224 cách ăn cơm người Nhật áp dụng từ lâu để phòng bệnh tiểu đường: Kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu hiệu quả
- 22-01-20222 MÓN CHAY ai cũng ăn qua tưởng tốt nhưng lại khiến lượng đường trong máu "bấn loạn" cần phải tránh xa
Thức dậy buổi sáng thấy chân cứng ngắc, đầu gối đau đớn, khi xoay cổ chân có tiếng rắc rắc... thì rất có thể bạn đã bị tổn thương sụn. Sụn là màng bảo vệ của khớp, làm giảm ma sát và chấn động được tạo ra khi các khớp hoạt động. Một khi sụn bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí dẫn đến bệnh đốt sống cổ, tăng sản xương và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Sụn ở những bộ phận nào dễ bị tổn thương nhất?
1. Hông
Khi tổn thương xảy ra ở hông, bạn sẽ thấy đau ở vùng háng, bên ngoài hông và bên trong đùi. Tổn thương phát triển đến giai đoạn giữa và cuối, chụp X-quang có thể phát hiện sụn bị cứng và phù nề.
2. Khớp bàn chân
Có một cảm giác đau rõ ràng ở các khớp lớn của bàn chân cái sau khi bị tổn thương, đặc biệt là khi đi giày chật hoặc giày cao gót, cảm giác đau càng tăng lên.
3. Khớp gối
Lúc di chuyển, nếu thấy khớp gối cảm thấy đau kèm theo âm thanh ma sát thì rất có thể sụn khớp gối đã bị tổn thương.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe những lời phàn nàn như vậy: "Đầu gối đau, người 50 tuổi mà đầu gối như 80 tuổi". Thật vậy, trong số các khớp xương của cơ thể, khớp gối là phải làm việc nặng nhọc nhất. Khớp gối của chúng ta không chỉ chịu hầu hết áp lực trọng lượng cơ thể mà còn phải duy trì chức năng hoạt động bình thường của hai chi dưới. Vì vậy, khớp gối cũng là khớp dễ bị mòn nhất. Trong trường hợp không có chấn thương mà khớp gối của chúng ta bị đau, yếu hoặc hạn chế hoạt động thì điều đó có nghĩa là khớp gối đã bắt đầu lão hóa.
4. Khớp tay
Các khớp ngón tay trở nên cứng, khó gập lại và thường cảm thấy đau, đôi khi sưng đỏ thì tức là nó đã bị tổn thương.
5. Khớp cột sống
Sụn khớp cột sống khi tổn thương có thể gây đau và cứng khớp ở cổ và thắt lưng. Loại đau này có sự khác biệt nhất định với đĩa đệm cột sống thắt lưng nhô ra và đau cột sống cổ, đặc điểm của cơn đau là cục bộ, hầu như không chèn ép vào dây thần kinh.
3 hành vi nào thể làm hỏng sụn
1. Ngồi bắt chéo chân
Khi ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng áp lực đối với cấu trúc bên trong của khớp gối và tăng tốc độ mài mòn sụn.
2. Ngồi xổm
Ngồi xổm trong một thời gian dài để giặt quần áo, lau sàn nhà hoặc hái rau... có thể mang lại thiệt hại không thể cứu vãn cho sụn khớp. Vì vậy, khi làm việc, hãy cố gắng ngồi trên ghế thấp, điều này có thể kéo dài tuổi thọ của khớp gối.
3. Ngồi khoanh chân
Ngồi khoanh chân có thể gây áp lực lên sụn khớp gối, đồng thời chịu trọng lượng của phần thân trên, do đó làm tăng gánh nặng khớp.
Các biện pháp sau đây cũng có thể được thực hiện hàng ngày để bảo vệ khớp
Nếu bạn đang bị tổn thương sụn, trong cuộc sống hàng ngày hãy cố gắng không tập các môn thể thao nặng, chẳng hạn như leo núi, xách vật nặng leo lên tòa nhà, đi xe đạp... nếu không sẽ tăng tốc độ hao mòn sụn. Bơi lội là một môn thể thao rất tốt, có thể bảo vệ sụn.
Tích cực giảm cân, tránh béo phì quá mức để giảm gánh nặng cho đầu gối. Bổ sung hợp lý canxi và vitamin D và protein chất lượng cao từ các loại đậu, sữa, rau lá xanh và trứng... để chăm sóc sức khỏe của sụn, xương khớp. Thừa cân hoặc béo phì khiến khớp bị quá tải trong một thời gian dài, tăng tốc độ hao mòn sụn, cơ thể càng béo phì, nguy cơ viêm xương khớp càng cao.
Với phụ nữ, nên hạn chế đi giày cao gót và giày mũi nhọn. Mang giày cao gót trong một thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên xương đầu gối và xương đùi, tăng mài mòn sụn và khớp.
Duy trì lượng dinh dưỡng đầy đủ. Sức khỏe của khớp cần được duy trì đầy đủ với protein và các chất dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, cần chú ý kiểm soát lượng muối, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe khớp.
Pháp luật & Bạn đọc