Dấu hiệu khi thức dậy vào buổi sáng chứng tỏ sức khỏe bất ổn: Nếu có cần đi khám ngay
Các dấu hiệu tưởng chừng như bình thường mỗi thức giấc vào buổi sáng cũng có thể là cảnh báo bệnh tật trên cơ thể.
- 16-04-2022Loại quả được ví là "siêu thực phẩm" giúp não bộ trẻ mãi không già, hỗ trợ đầu óc minh mẫn lại còn có tác dụng chống ung thư, không dùng quá phí
- 06-04-20224 dấu hiệu cảnh báo hệ thống miễn dịch đang suy yếu: Số 2 nhiều người đang mắc phải, thay đổi ngay nếu muốn sống thọ hơn
- 03-04-2022Thói quen ăn uống là 'sát thủ' số 1 của gan: Nhiều người mắc phải, tàn phá gan nặng nề, thay đổi ngay nếu không muốn 'khổ đủ đường'
Khi xã hội phát triển, nhịp sống của con người cũng dần hối hả hơn. Nhiều người đã quen với cuộc sống bận rộn, tất bật với công việc từ sáng sớm đến tối khuya và chẳng còn thời gian quan tâm đến sức khỏe. Dù vậy, khi thức dậy vào buổi sáng nếu thấy trên cơ thể có các dấu hiệu này thì chớ nên chủ quan vì nó có thể là tín hiệu cảnh báo sớm bệnh tật.
1. Cơ thể phù nề
Phù nề là tình trạng tích nước ở dịch ngoại bào của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng phù nề tại một số bộ phận hoặc phù nề toàn thân.
Phù nề là cơ sở để chẩn đoán một số căn bệnh nhất định tùy vào vị trí bị phù nề trên cơ thể.
- Phù chân
Hiện tượng sưng phù ở chi dưới có thể là do bệnh tim, thường biểu hiện là phù hai chi dưới, bắt đầu ở mắt cá chân. Ngoài phù chi dưới ra thì thường có các triệu chứng đi kèm như khó thở, hồi hộp, mệt mỏi sau khi hoạt động. Nguyên nhân phổ biến nhất là do suy tim, bệnh cơ tim, nhịp nhanh cường giáp, suy tim sau bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim đều có thể dẫn đến phù chi dưới.
- Phù mặt và tay chân
Phù thũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính. Bởi chức năng của thận đang bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng giữ nước gây ra sưng phù ở tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể.
Vì vậy, khi ngủ dậy nếu bạn thấy mí mắt và chi dưới bị sưng phù không rõ nguyên nhân và tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận mãn tính. Lúc này người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Phù chi dưới và lan dần lên
Khi chức năng bị suy giảm, gan không còn khả năng điều tiết nữa, dẫn đến làm tăng áp suất lên thành mạch máu. Do nước cũng sẽ tích tụ nhiều hơn ở lòng bàn chân, không được luân chuyển gây ra tình trạng sưng phù chân. Dấu hiệu sưng phù chân khá phổ biến và gặp ở hầu hết bệnh nhân. Đây là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan, ung thư gan.
Ảnh minh họa: Tay chân sưng phù khi thức dậy cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trên cơ thể.
2. Tê cưng tay, chân
Nếu bạn thường xuyên bị tê tay chân khi thức dậy vào buổi sáng mà không rõ nguyên nhân thì bạn cần cảnh giác với những căn bệnh sau:
- Hội chứng ống cổ tay
Chủ yếu do căng cổ tay và các lý do khác. Biểu hiện là tê ngón tay mỗi khi gập cổ tay, thường gặp ở phụ nữ làm nhiều việc nhà hơn như giặt giũ, lau sàn.
- Thoái hóa đốt sống cổ
Nếu bạn gặp tình trạng tê bì một bên cánh tay và ngón tay thì nguyên nhân cũng có thể đến từ căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đây là tình trạng tê tay mãn tính, hay tái phát và kèm theo đau cứng ở vùng cổ, vai gáy. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường ở những người làm việc lâu với tư thế cúi gập đầu hoặc ngửa đầu nhiều như thợ cắt tóc, thợ sơn,...
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
Nếu khi bạn thường xuyên bị tê tay, chân thì bạn cũng cần cảnh giác với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây là căn bệnh phổ biến với những người lao động tay chân, tập thể dục gắng sức, tiền sử chấn thương, đứng ngồi sai tư thế sai,...
- Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Tê bì tay chân cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đột quỵ. Tình trạng tê bì tay chân sẽ đi kèm với tình trạng suy giảm khả năng nói nhanh chóng. Lúc này bạn cần đi khám ngay lập tức để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ảnh minh họa: Tê bì tay chân khi thức dậy buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.
3. Dấu hiệu khi đi tiểu
- Đau khi đi tiểu
Đau khi đi tiểu thường là tín hiệu của các bệnh lý về hệ tiết niệu sinh dục, dựa vào đặc điểm của cơn đau có thể xác định được bộ phận bị bệnh hoặc một số loại bệnh.
Đau khi bắt đầu đi tiểu kết hợp với tình trạng tiểu khó có thể là do viêm niệu đạo cấp tính.
Đau khi đi tiểu kết hợp với tiểu gấp thường gặp trong bệnh lý viêm bàng quang cấp tính.
Đi tiểu rắt kèm theo đau hoặc bí tiểu có thể là tình trạng sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu đạo,…
Đi tiểu ít kèm theo đau: thường gặp ở nam giới cao tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến.
Ảnh minh họa
- Tiểu ra máu
Nếu nước tiểu buổi sáng có màu đỏ, hồng thì hãy cảnh giác với tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận hoặc sỏi bàng quang và thậm chí là xuất hiện các khối u trong hệ tiết niệu sinh dục.
Tóm lại, khi bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: Toutiao
Pháp luật và bạn đọc